Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 31.900 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.100 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 500 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà về mức 31.200 đồng/kg, tại Di Linh về ngưỡng 31.100 đồng/kg.
Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 500 đồng/kg, khu vực Cư M'gar về mức 31.900 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê về ngưỡng 31.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai cũng giảm 500 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai về mức 31.600 đồng/kg
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 31.600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum cũng giảm 500 đồng/kg, về mức 31.500 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 500 đồng/kg về ngưỡng 33.200đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.353 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 80 – 100 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 9 tại London.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
31,200 |
-500 |
— Lâm Hà (Robusta) |
31,200 |
-500 |
— Di Linh (Robusta) |
31,100 |
-500 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
31.900 |
-500 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
31,700 |
-500 |
GIA LAI |
||
— Pleiku (Robusta) |
31,600 |
-500 |
_ Ia Grai (Robusta) |
31,600 |
-500 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
31,600 |
-500 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
31.500 |
-500 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
33,200 |
-500 |
Ảnh minh họa: internet
Nguồn cung cà phê trong nước hạn chế là nguyên nhân khiến giá cà phê tại thị trường nội địa tăng kể từ đầu tháng 5/2020.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, nguồn cung cà phê trong nước hạn chế là nguyên nhân khiến giá cà phê tại thị trường nội địa tăng kể từ đầu tháng 5/2020. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến sản lượng cà phê tại khu vực Tây Nguyên.
Báo cáo từ Bộ Công Thương cho biết trong tháng 5, giá cà phê trong nước tăng do người trồng hạn chế bán ra. Ngày 27/5, giá cà phê robusta trên thị trường nội địa tăng 5,2 – 5,6% so với ngày 30/4.
Theo ước tính, xuất khẩu cà phê tháng 5 đạt 130.000 tấn, trị giá 218 triệu USD, giảm 21,6% về lượng và giảm 21,9% về trị giá so với tháng 4, giảm 10,4% về lượng và giảm 8,2% về trị giá so với tháng 5/2019.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 813.000 tấn, trị giá 1,367 tỉ USD, tăng 4,7% về lượng và tăng 2,9% về trị giá so với cùng kì năm 2019.
Giá xuất khẩu cà phê bình quân trong tháng 5 đạt mức 1.680 USD/tấn, giảm 0,4% so với tháng 4, nhưng tăng 2,4% so với tháng 5/2019. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu cà phê bình quân đạt mức 1.682 USD/tấn.
Đức, Mỹ và Italy tiếp tục là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2020 với thị phần lần lượt là 15,3%, 8,9% và 7,8%.
Giá cà phê tăng do nguồn cung cà phê robusta có dấu hiệu khó khăn ở các nước sản xuất chính khi người trồng cà phê thể hiện sự kháng giá.
Giá cà phê thế giới đồng loạt giảm
Áp lực bán hàng vụ mới và nguồn cung từ các nước sản xuất tỏ ra vẫn ổn định khiến giá cà phê trên hai sàn kỳ hạn suy yếu trở lại, trong khi tác động tiêu cực của đại dịch covid-19 vẫn còn.
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
07/20 |
1196 |
-28 |
-2.29 |
9793 |
1220 |
1190 |
1214 |
1224 |
27478 |
09/20 |
1196 |
-28 |
-2.29 |
9793 |
1220 |
1190 |
1214 |
1224 |
27478 |
11/20 |
1245 |
-24 |
-1.89 |
3156 |
1265 |
1240 |
1258 |
1269 |
25371 |
01/21 |
1264 |
-23 |
-1.79 |
530 |
1283 |
1260 |
1279 |
1287 |
11270 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
07/20 |
96 |
-0.75 |
-0.78 |
27278 |
97.65 |
94.6 |
96.2 |
96.75 |
52030 |
09/20 |
97.7 |
-0.85 |
-0.86 |
28068 |
99.2 |
96.4 |
97.85 |
98.55 |
80426 |
12/20 |
-0.80 |
-0.79 |
11272 |
101.5 |
98.75 |
100.3 |
100.8 |
58570 |
-0.80 |
03/21 |
102.2 |
-0.75 |
-0.73 |
4795 |
103.6 |
101 |
102.8 |
102.95 |
32556 |
Mở cửa phiên giao dịch ngày 12/6/2020, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 28 USD, xuống 1.196 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 giảm 26 USD, còn 1.227 USD/tấn, các mức giảm khá mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York sụt giảm liên tiếp phiên thứ ba. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm thêm 0,75 cent, xuống 96 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 giảm thêm 0,85 cent, còn 97,7 cent/lb, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Giá cà phê tiếp tục giảm sâu do lo ngại suy thoái kinh tế tác động xấu lên nhu cầu, trong khi nhà sản xuất hàng đầu Brasil dự kiến sẽ thu hoạch một vụ mùa mới đạt kỷ lục. USD tiếp tục có dấu hiệu suy yếu, dường như đã có ý kiến cho rằng thị trường muốn chuyển hướng dựa vào đồng Euro (?). Hôm qua, báo cáo của Fed cho thấy nền kinh tế Mỹ sẽ giảm 6,5% trong năm nay, mức giảm lớn nhất từ trước đến nay.
Áp lực đáo hạn hợp đồng quyền chọn tháng 7 trên cả hai sàn cà phê kỳ hạn tuy đã giảm bớt đáng kể nhưng khó có khả năng hồi phục nhanh chóng khi mặt hàng cà phê hiện chưa đủ sức hấp dẫn do đại dịch Covid-19 vẫn còn gây tác động xấu trên toàn cầu. Đặc biệt là mối lo làn sóng dịch bệnh bùng phát lần thứ hai.
Hợp tác xã cà phê Cooxupé lớn nhất của Brasil và cả thế giới cho biết đã thu hoạch khoảng 12,5% sản lượng vụ mùa năm nay. Tuy có đôi chút khó khăn về nhân lực thu hái vì giãn cách xã hội nhưng hợp tác xã vẫn đảm bảo tiến độ, thậm chỉ kết quả thu hái còn nhỉnh hơn các năm trước.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải Quan, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê trong tháng Năm đạt 130.284 tấn (tương đương 2.171.400 bao), giảm 21,4% so với tháng trước nhưng lại tăng 5,0% so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo của Safras & Mercado, Brazil đã thu hoạch khoảng 16,1% sản lượng vụ mùa mới, trong đó cà phê robusta đã thu hoạch khoảng 30% và cà phê arabica mới thu hoạch khoảng 10%.
Giá cà phê trong tháng 5/2020 ở thị trường thế giới đã bắt đầu tăng trở lại, yếu tố thời tiết không thuận lợi tại Brazil ảnh hưởng giá cà phê toàn cầu. Theo Cục Xuất nhập khẩu, các vùng trồng cà phê chính ở phía Đông Nam Brazil có mưa kéo dài, gây cản trở việc thu hoạch vụ mùa đang diễn ra và mối lo chất lượng hạt cà phê giảm cũng tác động đến tâm lý thị trường.