Chờ...

Giá cà phê hôm nay 14/2/2022: Giá cà phê đang có hướng tăng tốt

(VOH) - Giá cà phê ngày 14/2 ổn định. Xuất khẩu cà phê tháng 1/2022 đạt 163.324 tấn (tương đương 2,72 triệu bao), tăng 3,6% so với tháng trước.

Tính chung tuần trước, giá cà phê trong nước tăng 1.000 - 1.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40,900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 41,400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 41,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở  41,300 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở  ngưỡng  45.300 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,900

0

Lâm Hà (Robusta)

40,900

0

 Di Linh (Robusta)

40,800

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,500

0

Buôn Hồ (Robusta)

41,400

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,400

0

Ia Grai (Robusta)

41,400

0

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41,400

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,300

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,300

0

FOB (HCM)

2.325

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 14/2/2022
Ảnh minh họa: internet

Theo dữ liệu báo cáo của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê tháng 1/2022 đạt 163.324 tấn (tương đương 2,72 triệu bao), tăng 3,6% so với tháng trước, nhưng lại giảm 6,5% so với dự báo ban đầu do vẫn còn những vấn về logistics chưa sớm cải thiện.

Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình, lực tăng của cà phê tuần qua còn đến từ thông tin lạm phát cao đẩy các ngân hàng trung ương rục rịch tăng lãi suất. Thị trường chứng kiến sự chuyển dịch dòng vốn từ chứng khoán sang các sàn hàng hóa thương phẩm.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng container chưa có hồi kết đã thúc đẩy các nhà kinh doanh thuê tàu rời chở cà phê sang châu Âu với giá cước chỉ bằng 1/2. Điều này giúp các các đơn vị xuất khẩu thu mua cà phê của nông dân với mức giá tốt hơn.

Trong khi Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) báo cáo xuất khẩu 3 tháng đầu tiên của niên vụ hiện tại 2021/2022 của các quốc gia châu Á (gồm Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam) đạt tổng cộng 10,62 triệu bao, tăng 31,76% so với cùng kỳ niên vụ trước là nhờ đã mở cửa trở lại so với sự thắt chặt giao thương của các tháng cuối năm ngoái khi dịch bệnh covid-19 bùng phát khắp nơi.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê (Cecafé) ở Brazil báo cáo xuất khẩu cà phê nhân trong tháng 1 chỉ đạt 2.91 triệu bao, giảm 14,08% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu cà phê arabica đạt 2,82 triệu bao, giảm 10,29 % và xuất khẩu cà phê Conilon robusta đạt 89.093 bao, giảm 63,22% so với cùng kỳ.

Tồn kho cà phê robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát, tính đến thứ Hai ngày 7/2 đã giảm thêm 1.940 tấn tức giảm 2,07 % so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 91.890 tấn (tương đương 1.530.500 bao, bao 60 kg).

Giá cà phê thế giới hôm nay

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 14/2, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2022 tăng 5 USD/tấn ở mức 2.284 USD/tấn, giao tháng 5/2022 tăng 7 USD/tấn ở mức 2.270 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 giảm 3,55 cent/lb, ở mức 251,65 cent/lb, giao tháng 5/2022 giảm 3,2 cent/lb, ở mức 252,25 cent/lb.

Tính chung tuần trước, thị trường London có 5 phiên tăng liên tiếp. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng tất cả 55 USD (2,47%), lên 2.284 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 tăng tất cả 57 USD (2,58%), lên 2.270 USD/tấn, các mức tăng khá mạnh. Cấu trúc giá nghịch đảo vẫn được duy trì.

Trong khi đó, thị trường New York có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. Tuy vậy, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng tất cả 9,80 cent (4,05%), lên 251,65 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng tất cả 9,60 cent (3,56%), lên 252,05 cent/lb, các mức tăng mạnh.

Theo Alex Boughton - một nhà môi giới cà phê tại Sucden Financial Ltd., sau khi đạt mức thấp nhất kể từ tháng 2/2000, kho dự trữ của Sàn giao dịch Hàng hóa ICE có khả năng giảm xuống dưới 1 triệu bao.

Vào hôm thứ Tư tuần trước (9/2), ICE đã báo cáo lượng dự trữ tại các kho cảng do sàn giao dịch giám sát giảm trong ngày thứ 15 liên tiếp xuống 1,035 triệu bao.

Trong một dấu hiệu khác về nguồn cung khan hiếm, các lô hàng cà phê nhân của Brazil đã giảm 14% trong tháng 1. Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafe) nói rằng, sụt thiếu hụt chỗ trên tàu vẫn là một thách thức lớn đối với các nhà xuất khẩu.

Theo Natalia Gandolphi, một nhà phân tích tại HedgePoint Global Markets ở Brazil, sự sụt giảm của chỉ số USD trong tháng này đang ảnh hưởng đến dòng tiền và xu hướng giá hàng hóa mềm, theo trang Captain.