Giá cà phê trong nước sáng nay tăng nhẹ, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.500 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.800 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40,900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.800 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở 41,300 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 45.300 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
40,900 |
+100 |
Lâm Hà (Robusta) |
40,900 |
+100 |
Di Linh (Robusta) |
40,800 |
+100 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
41,500 |
+100 |
Buôn Hồ (Robusta) |
41,400 |
+100 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
41,400 |
+100 |
Ia Grai (Robusta) |
41,400 |
+100 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
41,400 |
+100 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
41,300 |
+100 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
45,300 |
+100 |
FOB (HCM) |
2.318 |
Trừ lùi: +55 |
Dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2021/22 sẽ phục hồi và tăng 2,1 triệu bao, lên 31,1 triệu bao sau đợt khô hạn nghiêm trọng trong niên vụ trước.
Với cà phê Robusta chiếm hơn 95% tổng sản lượng và giá có xu hướng tăng cao hơn trong 12 tháng qua, người trồng cà phê đã có động lực để tăng năng suất bằng cách đầu tư nhiều hơn cho tưới tiêu cây cà phê trong mùa khô, thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3.
Đứng trước thực tế và nhu cầu phát triển cà phê cà phê đặc sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021-2030; riêng tỉnh Đắk Lắk sẽ phát triển cà phê Robusta đặc sản tại một số địa phương như: TP Buôn Ma Thuột, huyện Krông Năng…, với tổng diện tích hơn 1.000 ha vào năm 2025 và đến năm 2030 khoảng 2.120 ha, sản lượng dự kiến khoảng 1.500 tấn.
Giá cà phê thế giới tiếp đà tăng
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 11/2, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2022 tăng 9 USD/tấn ở mức 2.279 USD/tấn, giao tháng 5/2022 tăng 4 USD/tấn ở mức 2.263 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 giảm 3,15 cent/lb, ở mức 255,2 cent/lb, giao tháng 5/2022 giảm 3,2 cent/lb, ở mức 255,25 cent/lb.
Trong phiên, giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều. Dù tồn kho đạt chuẩn vẫn thấp nhưng thông tin về lạm phát tại Mỹ, lượng bán nhiều của Brazil kéo giá Arabica đi xuống. Trong khi đó, Robusta vẫn giữ được đà tăng.
Theo giới phân tích, giá cà phê Robusta được dự báo vẫn có khả năng phục hồi trong năm nay, nhưng chưa thể ước được dự tính được mức tăng, do diễn biến thị trường trong giai đoạn hiện tại.
Vào hôm thứ Ba (8/2), giá cà phê gần giảm xuống mức kỷ lục ghi nhận được trong 10 năm qua. Theo đó, giá hạt cà phê arabica giao tháng 5 chỉ ở dưới mức 2,47 USD/pound (tương đương 4,76 €/kg), theo The Brussels Times.
Hãng tin Belga đưa tin, lo ngại về nguồn cung khan hiếm do điều kiện thời tiết ở Brazil - khu vực trồng cà phê arabica quan trọng của thế giới, và chi phí vận chuyển cao hơn đã khiến giá tăng vọt.
Các công ty như Starbucks, Lavazza, Illy và Douwe Egberts đều sử dụng cà phê arabica. Các điều kiện tạo ra nhu cầu eo hẹp ngày nay đã kéo dài trong nhiều tháng.
Đáp lại, các nhà máy rang xay cà phê đã giảm dự trữ hạt đậu arabica, chạm mức thấp nhất trong hai thập kỷ. Một số nhà rang xay đã bắt đầu chuyển sang loại cà phê robusta rẻ hơn.
Theo báo cáo của Reuters, vào tháng 1 vừa qua, 18.000 tấn cà phê robusta đã được vận chuyển từ Việt Nam và Indonesia đến các kho ở Antwerp, Amsterdam và London.
Trong đó, Antwerp là nơi có cơ sở lưu trữ cà phê lớn nhất trên thế giới. Tại đây, lúc nào cũng có 50.000 tấn cà phê được lưu trữ, chờ tái xuất khẩu sang các nước khác, chủ yếu trong khối Liên minh châu Âu.