Giá cà phê hôm nay 2/11/2021: Giá trong nước và thế giới đồng loạt tăng

(VOH) - Giá cà phê ngày 2/11 bất ngờ tăng 500 đồng/kg, vượt mức 42.000 đ/kg. Giá tăng do tác động từ giá thế giới bởi nguồn cung thiếu hụt.

Giá cà phê thế giới bật tăng

Khảo sát giá cà phê thế giới sáng ngày 2/11, giá cà phê Robusta trên sàn London giao tháng 11/2021 tăng 38 USD/tấn ở mức 2.314 USD/tấn, giao tháng 1/2022 tăng 55 USD/tấn ở mức 2.269 USD/tấn.

Giá cà phê hôm nay 2/11/2021
Ảnh minh họa: internet

 

Còn giá cà phê Arabica trên sàn New York giao tháng 12/2021 tăng 4,75 cent/lb ở mức 208,7 cent/lb, giao tháng 3/2022 tăng 4,8 cent/lb ở mức 211,45 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 2/11/2021: Giá trong nước và thế giới đồng loạt tăng mạnh, arabica lên 203,95 US cent/pound 2
Giá cà phê hôm nay 2/11/2021: Giá trong nước và thế giới đồng loạt tăng mạnh, arabica lên 203,95 US cent/pound 3

Thị trường cà phê thế giới đồng loạt tăng mạnh, nhất là ở sàn Lodon khi nguồn cung tiếp tục sụt giảm. Theo hiệp hội cà phê Colombia dự báo, sản lượng vụ năm nay giảm từ 14 triệu bao xuống 13 - 13,3 triệu bao.

Tuy giá cà phê ở Ấn Độ thường lấy tín hiệu từ thị trường quốc tế, song cho đến nay, giá bán nội địa vẫn chưa tăng một cách rõ ràng mặc dù giá thế giới đang có xu hướng đi lên, theo trang The Hindu.

Các nguồn tin thương mại cho rằng, lý do gây ra sự chênh lệch giữa giá trong nước và quốc tế có thể bắt nguồn từ tình trạng liên minh giá cả. Ngoài ra, một phần nguyên nhân là do số lượng người mua ở Ấn Độ tương đối thấp vì mùa thu hoạch ở đây sẽ chỉ bắt đầu vào cuối tháng 12.

Theo ước tính cuối cùng của Hội đồng cà phê Ấn Độ, tổng sản lượng cà phê của Ấn Độ trong giai đoạn 2020-2021 đạt 3,69 vạn tấn, bao gồm 2,35 vạn tấn robusta. Trong số này, hơn 1,64 vạn tấn đã được xuất khẩu.

Gần đây, chương trình Hoàn thuế đối với các sản phẩm xuất khẩu (RoDTEP) dành cho ngành cà phê đã được mở rộng nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang các nước khác.

Một số công ty quốc tế có thể đang cố gắng tăng lợi nhuận bằng cách không tăng giá. Do vậy, các bên thương mại liên quan đã kêu gọi sự can thiệp của Bộ Thương mại Liên minh nhằm ngăn chặn tình trạng này.

Giá trong nước tăng 500 đồng/kg

Giá cà phê trong nước sáng nay tăng 500 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 42.100 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 41.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 500 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 41.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 41.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 500 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 42.100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 42.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, giá tại Pleiku là 42.000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 42.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 42.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum cũng tăng 500 đồng/kg, dao động ở  mức 42.000 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 500 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  43.400 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

41,200

         +500

Lâm Hà (Robusta)

41,200

         +500

 Di Linh (Robusta)

41,100

         +500

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

42.100

          +500

Buôn Hồ (Robusta)

42.000

 +500

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

42.000

  +500

Ia Grai (Robusta)

42.000

              +500

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

42.000

+500

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

42.000

+500

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

43,400

              +500

FOB (HCM)

2.302

Trừ lùi: +55


Hiện tại  vùng cà phê Tây Nguyên của Việt Nam đang bước vào vụ thu hoạch mới. Tuy nhiên dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khiến thiếu hụt nhân công thu hái. Người trồng cà phê kỳ vọng chính quyền các địa phương sớm có biện pháp hỗ trợ để thu hoạch vụ mùa mới diễn ra suôn sẻ. Dẫu vậy, sớm nhất cũng phải 2 - 3 tuần nữa lô hàng đầu tiên mới ra được cảng.

Thời tiết mưa trong suốt tuần cuối tháng 10 tại các tỉnh Tây Nguyên nhưng không gây ảnh hưởng tới cây cà phê. Dự kiến giá Robusta trong vụ này cao hơn nhiều so với vụ trước do chi phí sản xuất và giá cước tăng.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm nay dự kiến giảm 5,1% so với cùng kỳ năm trước xuống 1,27 triệu tấn. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Indonesia, khi sản lượng sụt giảm nông dân găm hàng chưa chịu bán ra.