Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.300 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.500 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà giảm lên mức 32.600 đồng/kg, tại Di Linh lên ngưỡng 32.500 đồng/kg.
Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 100 đồng/kg, khu vực Cư M'gar lên mức 33.300 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê lên ngưỡng 33.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch lên mức 32.900 đồng/kg
Giá cà phê tại Đắk Nông cũng tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 32.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, lên mức 32.700 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM ổn định, dao động trong ngưỡng 34.200đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.505 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 100 – 120 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 11 tại London.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
32,600 |
+100 |
— Lâm Hà (Robusta) |
32,600 |
+100 |
— Di Linh (Robusta) |
32,500 |
+100 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
33.300 |
+100 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
33,100 |
+100 |
GIA LAI |
||
— Pleiku (Robusta) |
32,900 |
+100 |
_ Ia Grai (Robusta) |
32,900 |
+100 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
32,900 |
+100 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
32.700 |
+100 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
34,200 |
0 |
Ảnh minh họa: internet
Trong 10 ngày đầu tháng 8/2020, giá cà phê trong nước tăng do lo ngại dịch Covid-19 tái bùng phát khiến nguồn cung gián đoạn. Ngày 10/8/2020, giá cà phê trong nước tăng từ 0,3 – 0,9% so với ngày 30/7/2020, trong đó mức tăng cao nhất 0,9% tại tỉnh Lâm Đồng và huyện Đắk R’lấp tỉnh Đắk Nông, lên mức 32.200 - 32.600 đồng/kg.
Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, giá cà phê Robusta loại R1 tăng 0,6% so với ngày 30/7/2020, lên mức 34.100 đồng/kg.
Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê tháng 7 đạt 120 nghìn tấn, trị giá 213 triệu USD, giảm 6% về lượng và giảm 2,2% về trị giá so với tháng 6, giảm 15,1% về lượng và giảm 12,3% về trị giá so với tháng 7/2019.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,06 triệu tấn, trị giá 1,8 tỷ USD, giảm 0,1% về lượng và giảm 0,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 7 ước đạt 1.775 tấn, tăng 4,1% so với tháng 6 và tăng 3,3% so với tháng 7/2019.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng 6 đạt 109,7 nghìn tấn, trị giá 158,48 triệu USD, giảm 12,1% về lượng và giảm 14,5% về trị giá so với tháng 6/2019.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 804,2 nghìn tấn, trị giá 1,19 tỷ USD, tăng 2,2% về lượng, nhưng giảm 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, xuất khẩu cà phê robusta sang nhiều thị trường tăng, như: Đức tăng 14,1%, Nhật Bản tăng 21,6%, Algeria tăng 4,6%, Bỉ tăng 7,7%; trong khi xuất khẩu sang thị trường Italy, Tây Ban Nha, Mỹ và Nga… giảm.
Giá cà phê robusta xuất khẩu trung bình trong tháng 6 đạt 1.445 USD/tấn, giảm 2,8% so với tháng 6/2019.
Giá cà phê thế giới trái chiều
Giá cà phê kỳ hạn tiếp tục dao động theo hướng thanh lý, điều chỉnh vị thế trước áp lực hết hạn hợp đồng quyền chọn.
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
09/20 |
1457 |
+6 |
+0.41 |
4262 |
1479 |
1444 |
1452 |
1451 |
10824 |
11/20 |
1385 |
+1 |
+0.07 |
10223 |
1411 |
1378 |
1379 |
1384 |
45529 |
01/21 |
1393 |
+2 |
+0.14 |
2505 |
1418 |
1386 |
1391 |
1391 |
19742 |
03/21 |
1404 |
+1 |
+0.07 |
897 |
1430 |
1400 |
1406 |
1403 |
13786 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
09/20 |
118.55 |
+0.10 |
+0.08 |
7088 |
119.95 |
117 |
118 |
118.45 |
5781 |
12/20 |
118.95 |
-0.40 |
-0.34 |
19227 |
120.8 |
117.95 |
119.1 |
119.35 |
115323 |
03/21 |
120.8 |
-0.45 |
-0.37 |
5655 |
122.65 |
119.9 |
120.25 |
121.25 |
59320 |
05/21 |
121.65 |
-0.50 |
-0.41 |
2141 |
123.4 |
120.7 |
121.8 |
122.15 |
28825 |
Mở cửa phiên giao dịch ngày 21/08, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London điều chỉnh tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 6 USD, lên 1.457 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng 1 USD, lên 1.385 USD/tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình. Cấu trúc giá nghịch đảo nới rộng khoảng cách trở lại.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York có xu hướng hỗn hợp. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 0,1 cent, lên 118,55 cent/lb, trong khi kỳ hạn giao tháng 12 giảm 0,4 cent, xuống 118,95 cent/lb, các mức tăng/giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Đồng Reais giảm thêm 0,39%, xuống ở mức 1 USD = 5,5570 Reais sau khi Ngân hàng Trung ương (BC) phải tổ chức hai phiên đấu giá tiền tệ trong ngày để ngăn chặn đà giảm trước đó. Trong khi đó, USD tiếp tục sụt giảm trước mối lo nền kinh tế toàn cầu cần phải mất nhiều thời gian để hồi phục sau cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 mang lại.
Theo một khảo sát của Cooxupé, hợp tác xã cà phê lớn nhất của Brasil và cả thế giới, tính đến ngày 14/8, các thành viên của họ đã thu hoạch 84,45% vụ mùa, chậm hơn khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước, do vụ năm nay được mùa theo chu kỳ “hai năm một”.
Giá cà phê trên hai sàn kỳ hạn tiếp tục biến động theo hướng điều chỉnh, cân đối vị thế đầu cơ khi ngày hết hạn quyền chọn tháng 9 đã cận kề.
Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2019 - 2020 ước tính đạt 168,01 triệu bao, giảm 2,9% so với năm trước. Sản lượng cà phê arabica dự kiến giảm 5,4% xuống 95,37 triệu bao do sản lượng của 7 trong số 10 nhà sản xuất arabica lớn nhất thấp hơn trong khi sản lượng cà phê robusta ước tính tăng 0,5% lên 72,63 triệu bao.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2019 - 2020 sẽ giảm 2,4 triệu bao xuống còn 166,9 triệu bao. Theo USDA, sản lượng cà phê của Honduras giảm 900.000 bao xuống 5,6 triệu bao với năng suất thấp hơn bởi thiệt hại do bệnh gỉ sét.
Tại Mexico, sản lượng được dự báo giảm 850.000 bao xuống 3,7 triệu bao. Sản lượng của Việt Nam giảm 925.000 bao xuống 31,3 triệu bao do diện tích trồng giảm.