Giá cà phê trong nước, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 43.600 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 43.000 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 43.100 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 43.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 200 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 43,600 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 43,500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 200 đồng/kg, giá ở Pleiku là 43,500 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 43.500 đồng/kg..
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 43,500 đồng/kg..
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 200 đồng/kg, dao động ở mức 43,500 đồng/kg..
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 47,500 đồng/kg..
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
43,100 |
+200 |
Lâm Hà (Robusta) |
43,100 |
+200 |
Di Linh (Robusta) |
43,000 |
+200 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
43,600 |
+200 |
Buôn Hồ (Robusta) |
43,500 |
+200 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
43,500 |
+200 |
Ia Grai (Robusta) |
43,500 |
+200 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
39,900 |
43,500 |
+200 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
43,500 |
+200 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
47,500 |
+200 |
FOB (HCM) |
2.165 |
Trừ lùi: +55 |
Cà phê nằm trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hiện đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Brazil). 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 889 ngàn tấn, trị giá trên 2 tỷ USD, tăng 24,2% về lượng và tăng 54% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy nhiên, theo báo Đồng Nai đưa tin, các doanh nghiệp phản ánh, xuất khẩu cà phê tăng trưởng tốt nhưng họ đạt lợi nhuận không như mong đợi vì giá vận chuyển và nhiều chi phí khác tăng cao. Cà phê Việt Nam đang thiệt thòi vì chủ yếu vẫn xuất khẩu thô với giá trị gia tăng thấp. Cụ thể, giá cho một tấn cà phê chế biến trung bình đạt gần 3.600 USD, trong khi giá cà phê nhân chỉ đạt khoảng 2.400 USD.
Dù xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2022 được dự báo tăng trưởng tốt, nhưng các doanh đang gặp khó khăn với giá cước vận chuyển và nhiều chi phí khác không ngừng tăng cao. Trong khi, mức giá không có nhiều biến động và lượng cung cà phê trong nước còn nhiều.
Giá cà phê thế giới tăng
Khảo sát phiên giao dịch 7h50 sáng ngày 23/6/2022, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London nối tiếp đà tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng thêm 10 USD, lên 2.097 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 tăng thêm 12 USD, lên 2.113 USD/tấn, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 4,05 cent, lên 236,40 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng thêm 3,85 cent, lên 234,85 cent/lb, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.
Giá cà phê hai sàn kỳ hạn tiếp nối đà tăng so lo ngại tình trạng khô hạn ở Minas Gerais, bang trồng cà phê Arabica chính của Brasil (đọc lại bản tin thị trường cà phê ngày hôm qua 21/06/2022).
Chủ tịch Fed hôm qua tuyên bố sẽ mạnh tay áp dụng các biện pháp cần thiết để kiềm chế lạm phát và việc tăng lãi suất cơ bản sẽ xảy ra tại các cuộc họp sắp tới. Điều này đã khiến USDX suy yếu trở lại bởi triển vọng thắt chặt chu kỳ tiền tệ ở Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác đã làm thị trường lo ngại rủi ro tăng cao.
Theo các nhà quan sát, một lượng lớn cà phê Arabica lưu trữ tại kho Antwerp Châu Âu được điều chuyển sang New York cho thấy nguồn cung tạm thời thiếu hụt, trong khi nguồn cung chính từ khối sản xuất Arabica chế biến ướt chất lượng cao Mexico – khu vực Trung Mỹ dường như đã cạn kiệt, khiến tồn kho được ICE – New York cấp chứng nhận hiện vẫn quanh quẩn ở mức dưới 1 triệu bao. Trong khi kinh doanh cà phê giai đoạn này thường được coi là “kinh doanh thời tiết”, hể có tin đồn thời tiết Brasil khô hạn có nguy cơ xuất hiện sương giá mùa đông gây hại sẽ làm giá cà phê New York trồi sụt khó lường.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết, tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 4 vừa qua đạt tổng cộng 10,9 triệu bao các loại, giảm hơn 2,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, tính chung 7 tháng đầu tiên của niên vụ 2021 - 2022 (từ tháng 10 năm ngoái), xuất khẩu toàn cầu vẫn tăng nhẹ 0,6% so với cùng thời điểm của niên vụ
Về chủng loại cà phê xuất khẩu, lượng cà phê nhân xanh xuất khẩu trong tháng 4 đạt hơn 9,9 triệu bao, giảm từ mức 10,2 triệu bao so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế trong 7 tháng đầu niên vụ, xuất khẩu cà phê nhân xanh đạt 69,7 triệu bao, giảm 0,9%. Xét theo khu vực, từ tháng 10/2021 đến tháng 4, xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ giảm 12,7% xuống còn 33,8 triệu bao.
Đáng chú ý, các lô hàng từ Brazil, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới trong giai đoạn này chỉ đạt 23,6 triệu bao, giảm tới 18% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Sự sụt giảm này chủ yếu là do Brazil tiếp tục phải đối mặt tình trạng thiếu container mặc dù tình hình đã cải thiện trong những tuần gần đây. Mặt khác, nước này cũng có một vụ mùa nhỏ hơn theo chu kỳ hai năm một lần của cây cà phê arabica.