Giá cà phê trong nước giảm nhẹ, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.200 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.500 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 600 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 600 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,100đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 600 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,100 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 600 đồng/kg , dao động ở ngưỡng 41,100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 600 đồng/kg, dao động ở 41,000 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 600 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 45.100 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
40,600 |
-600 |
Lâm Hà (Robusta) |
40,600 |
-600 |
Di Linh (Robusta) |
40,500 |
-600 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
41,200 |
-600 |
Buôn Hồ (Robusta) |
41,100 |
-600 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
41,100 |
-600 |
Ia Grai (Robusta) |
41,100 |
-600 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
41,100 |
-600 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
41,000 |
-600 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
45,100 |
-600 |
FOB (HCM) |
2.194 |
Trừ lùi: +55 |
Theo Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa), Nga là thị trường nhập khẩu và tiêu thụ cà phê Việt Nam xếp thứ 7 sau EU. Khoảng gần 60% loại cà phê mà Nga nhập khẩu là robusta, đây cũng là loại cà phê mà Việt Nam đang đứng đầu thế giới về sản lượng.
Nga hiện chiếm tỷ trọng khoảng 4% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Đáng chú ý, Việt Nam luôn dẫn đầu về nguồn cung cà phê cho thị trường Nga, chiếm 34% tổng khối lượng cà phê nhập khẩu vào Nga trong năm 2021 với 82.699 tấn.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong hai tháng đầu năm nay Việt Nam đã xuất khẩu 15.406 tấn cà phê sang thị trường Nga, thu về 37,1 triệu USD, tăng 20,6% về lượng và tăng 53,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Vicofa nhận định, xung đột Nga–Ukraine sẽ tạo ra thay đổi rất lớn về thương mại cà phê. Đồng Ruble của Nga hiện giảm hơn một nửa giá trị và thương mại đang bị các quốc gia khối G7, EU, NATO, Mỹ, Nhật Bản... trừng phạt. Những hãng vận tải biển lớn như Maersk cũng phản đối cuộc chiến bằng cách dừng toàn bộ việc vận chuyển vào Nga. Thị trường Nga phút chốc bỗng trở nên rủi ro trong hầu như tất cả các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu.
Xuất khẩu cà phê Việt Nam vào Nga được nhận định là sẽ gặp khó khăn vào thời điểm này. Nga hiện là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 7 của Việt Nam, nhưng sản lượng xuất khẩu cà phê sang Nga trong tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam không quá lớn, do đó, theo nhận định của Cục Xuất nhập khẩu, chiến sự Nga-Ukraine không tác động lớn đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Dù nhiều khả năng, nhập khẩu cà phê của Nga giảm trong thời gian tới, trong bối cảnh thu nhập của người dân giảm.
Trong 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 370.874 tấn, với kim ngạch trên 823,11 triệu USD, giá trung bình đạt 2.219,4 USD/tấn, tăng mạnh 30,9% về khối lượng, tăng 65,8% về kim ngạch và tăng 26,7% về giá so với cùng kỳ năm 2021.
Giá cà phê thế giới trái chiều
Khảo sát phiên giao dịch phiên sáng ngày 24/3, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm 31 USD/tấn ở mức 2.139 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giảm 26 USD/tấn ở mức 2.116 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 tăng 0,25 cent/lb ở mức 225,30 cent/lb, giao tháng 7/2022 tăng 0,25 cent/lb ở mức 225,1 cent/lb.
Giá cà phê thế giới tiếp tục diễn biến trái chiều, khi tỷ giá đồng Reais tăng đã hỗ trợ cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Brazil. Trong khi tỷ lệ lạm phát tại Anh lên mức cao nhất 30 năm nay đẩy giá London lùi sâu hơn nữa. Giá cà phê còn đang chịu áp lực từ việc tồn kho trên cả 2 sàn tăng mạnh.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo, giá cà phê toàn cầu có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Giới đầu cơ rút vốn tìm nơi trú ẩn an toàn do lo ngại rủi ro khi tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang.
Theo đó, căng thẳng địa chính trị chưa có dấu hiệu lắng dịu, thị trường lo ngại nhu cầu tiêu thụ giảm, chi tiêu bị thắt chặt trong ngắn và trung hạn.
Điều này đã thúc đẩy các nhà đầu cơ mạnh tay thanh lý khiến giá cà phê arabica New York giảm xuống mức thấp 2 tháng, trong khi giá cà phê robusta London ngấp nghé ngưỡng tâm lý 2.000 USD/tấn.
Dự kiến đà giảm giá cà phê vẫn còn khi áp lực nguồn cung vẫn còn nguyên. Về dài hạn, giá cà phê sẽ phục hồi khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine hạ nhiệt.
Tỷ giá đồng real tăng khiến người trồng cà phê Brazil giảm bán ra, ngay cả khi nước này và một số quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn bước vào vụ thu hoạch vụ mùa mới vào cuối tháng 3 tới, góp phần đáng kể vào nguồn cung thiếu hụt hiện tại.
Nhiều khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ nâng lãi suất cơ bản trong phiên họp tới, tác động tích cực lên giá hàng hóa. Bên cạnh đó, thị trường đặt kỳ vọng lớn vào việc châu Âu và Mỹ mở cửa trở lại sẽ hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu.