Giá cà phê hôm nay 25/3/2022: Robusta về gần mốc 2.100 USD/tấn

(VOH) - Giá cà phê ngày 25/3 đi ngang. Giá cà phê Robusta giảm 3 phiên liên tiếp. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường truyền thống tăng so với cùng kỳ...

Giá cà phê trong nước đứng yên, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.200 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,100đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 41,100 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 41,100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở  41,000 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở  ngưỡng  45.100 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,600

0

Lâm Hà (Robusta)

40,600

0

 Di Linh (Robusta)

40,500

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,200

0

Buôn Hồ (Robusta)

41,100

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,100

0

Ia Grai (Robusta)

41,100

0

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41,100

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,000

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,100

0

FOB (HCM)

2.191

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 25/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Trong tháng 2/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.306 USD/tấn, tăng 1,6% so với tháng 1/2022 và tăng 31,1% so với tháng 2/2021.

Tính chung hai tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.219 USD/tấn, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Về thị trường, tháng 2/2022 so với tháng 2/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang một số thị trường chủ lực tăng mạnh, trong khi xuất khẩu sang Đức, Italia, Mỹ, Nga, Tây Ban Nha, Philippines và Hàn Quốc giảm.

Tính chung hai tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường truyền thống tăng so với cùng kỳ năm 2021, ngoại trừ Italia, Mỹ, Hàn Quốc, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Giá cà phê thế giới suy yếu

Khảo sát phiên giao dịch phiên sáng ngày 25/3, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm 3 USD/tấn ở mức 2.136 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giảm 2 USD/tấn ở mức 2.114 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 3,45 cent/lb ở mức 221,85 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 3,4 cent/lb ở mức 221,7 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 25/3/2022: 3 phiên lao dốc, Robusta về gần mốc 2.100USD/tấn 2
Giá cà phê hôm nay 25/3/2022: 3 phiên lao dốc, Robusta về gần mốc 2.100USD/tấn 3

Giá cà phê Robusta trên sàn London đang có phiên giảm thứ 3 liên tiếp, trong bối cảnh thị trường cũng đang đánh giá khả năng Chính phủ Mỹ công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Với điều này, viễn cảnh là hàng hóa sẽ còn tăng giá hơn nữa, buộc người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu cho những mặt hàng không thiết yếu, trong đó có cà phê. Điều này đồng nghĩa với nhu cầu giảm, trong khi nguồn cung, lượng hàng tồn kho trên cả 2 sàn đang tăng lên từng ngày.

Với Arabica, tỷ giá đồng Reais Brazil tăng mạnh đã hỗ trợ giá loại cà phê đứng vững. Tuy nhiên phiên vừa qua chính điều này lại đẩy Arabica giảm sâu. Hiện các nước EU đang tiếp tục họp để đưa ra biện pháp trừng phạt với Nga, thông tin liên tiếp gây ảnh hưởng xấu đến thị trường cà phê từ đầu tuần.

Một số tổ chức, bao gồm cả Quỹ Tiền tệ quốc tế đã cắt giảm triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2022. Tuy nhiên, Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) cho rằng, vẫn còn quá sớm để đánh giá đầy đủ tác động của cuộc xung đột đối với thị trường cà phê của Nga và Ukraine, cũng như với ngành công nghiệp cà phê toàn cầu.

Giá cà phê robusta tăng trở lại vào giữa tháng 3/2022, sau khi duy trì ở mức thấp trong những ngày đầu tháng, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Trong khi đó, giá cà phê arabica mặc dù có sự phục hồi gần đây, tuy nhiên vẫn giảm so với những ngày đầu tháng.

Giá cà phê robusta có dấu hiệu phục hồi trở lại sau các quyết định nâng lãi suất cơ bản của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương Brazil, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) nhằm nỗ lực kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, sự phục hồi này chưa vững chắc.

Căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine có thể sẽ làm trì trệ việc tiêu thụ khoảng 3 triệu bao cà phê do các lệnh cấm vận ở phương Tây, bất chấp Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đã điều chỉnh dự báo toàn cầu dư thừa 1,2 triệu bao thành thiếu hụt 3,1 triệu bao trong niên vụ cà phê 2020 - 2021.

Bên cạnh đó, số ca lây nhiễm COVID-19 có dấu hiệu gia tăng mạnh ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, dẫn tới nguy cơ thắt chặt các sinh hoạt xã hội trở lại.

Bình luận