Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.800 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.000 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng đi ngang, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 32.100 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 32.000 đồng/kg.
Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk ổn định, khu vực Cư M'gar ở mức 32.800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 32.600 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai cũng không đổi, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch ở mức 32.500 đồng/kg
Giá cà phê tại Đắk Nông đi ngang, dao động ở ngưỡng 32.500 đồng/kg.
Riêng giá cà phê tại Kon Tum ổn định ở mức 32.600 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM đứng yên ở ngưỡng 34.000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
32,100 |
0 |
— Lâm Hà (Robusta) |
32,100 |
0 |
— Di Linh (Robusta) |
32,000 |
0 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
32.800 |
0 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
32,600 |
-100 |
GIA LAI |
||
— Pleiku (Robusta) |
32,500 |
0 |
_ Ia Grai (Robusta) |
32,500 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
32,500 |
0 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
32.600 |
0 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
34,000 |
0 |
Ảnh minh họa: internet
Giữa tháng 7/2020, giá cà phê tại thị trường nội địa tăng mạnh so với cuối tháng 6/2020. Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 6/2020 tăng so với tháng 5/2020 và cùng kỳ năm 2019. Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Anh 4 tháng đầu năm 2020 tăng.
Nguồn cung cà phê trong nước hạn chế là nguyên nhân khiến giá cà phê tại thị trường nội địa tăng kể từ đầu tháng 5/2020.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, nguồn cung cà phê trong nước hạn chế là nguyên nhân khiến giá cà phê tại thị trường nội địa tăng kể từ đầu tháng 5/2020. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến sản lượng cà phê tại khu vực Tây Nguyên.
Theo Tổng cục Hải quan, ước tính xuất khẩu cà phê 15 ngày đầu tháng 6/2020 đạt 63.800 tấn, với 108,08 triệu USD. Ước xuất khẩu tháng 6/2020 đạt 127,600 nghìn tấn với 216,16 triệu USD, so với tháng 6/2019 giảm 10,42% về lượng và giảm 9,23% về trị giá.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, đạt 942.616 tấn với 1,482 tỷ USD, so với cùng kỳ 2019 tăng 2,56% về lượng nhưng giảm gần 0,6% về trị giá.
Đức, Ý và Mỹ tiếp tục là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2020 với thị phần lần lượt là 16% (133,7 triệu USD), 8,6% (72,2 triệu USD ) và 8,5% (70,7 triệu USD).
Tổng cục Hải quan Việt Nam đầu tuần này cho biết, xuất khẩu cà phê tháng 6 giảm tới 11,5% so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống còn 127,7 nghìn tấn.
Tuy nhiên, xuất khẩu lũy kế hai quý đầu năm vẫn đạt 941.057 nghìn tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ niên vụ trước. Báo cáo chi nhánh của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê niên vụ 2020/2021 của Việt Nam có thể chỉ đạt 30,2 triệu bao, giảm 3,5% so với niên vụ trước.
Giá cà phê thế giới tăng
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
09/20 |
1344 |
+4 |
+0.3 |
5957 |
1358 |
1336 |
1345 |
1340 |
47557 |
11/20 |
1361 |
+5 |
+0.37 |
4051 |
1374 |
1352 |
1358 |
1356 |
38254 |
01/21 |
1375 |
+4 |
+0.29 |
1425 |
1388 |
1367 |
1368 |
1371 |
18914 |
03/21 |
1390 |
+4 |
+0.29 |
454 |
1403 |
1383 |
1393 |
1386 |
11908 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
09/20 |
118.95 |
+3.60 |
+2.82 |
34771 |
119.4 |
115.2 |
116.4 |
115.35 |
81422 |
12/20 |
121.60 |
+3.35 |
+2.58 |
25147 |
122.05 |
118.05 |
118.9 |
118.25 |
80353 |
03/21 |
121.60 |
+3.35 |
+2.58 |
25147 |
122.05 |
118.05 |
118.9 |
118.25 |
80353 |
05/21 |
123.90 |
+3.10 |
+2.52 |
4112 |
124.35 |
120.75 |
121.2 |
120.8 |
24179 |
Tính chung cả tuần qua, thị trường London có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm tất cả 14 USD, tức giảm 1,03 %, xuống 1.344 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 giảm tất cả 10 USD, tức giảm 0,73 %, còn 1.361 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Trái lại, thị trường New York có 4 phiên tăng và 1 phiên giảm. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng tất cả 10,55 cent, tức tăng 9,73 %, lên 118,95 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng tất cả 10,3 cent, tức tăng 9,25 %, lên 121,6 cent/lb, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.
Giá cà phê trên hai sàn kỳ hạn diễn biến trái chiều khi giảm nhẹ ở London nhưng đã tăng rất mạnh tại New York, nhờ sự hỗ trợ của đồng Reais Brasil mạnh trở lại và USDX suy yếu do dịch bệnh covid-19 bùng phát lần hai khiến một số thị trường phải tái lập các biện pháp giãn cách xã hội.
Giá cà phê Arabica dao động ở mức thấp kéo dài đã thu hút sức đầu cơ trên sàn New York tăng mạnh không chỉ do nguồn vốn dồi dào nhờ các NHTW tung ra lượng tiền “khổng lồ” để ngăn chặn suy thoái kinh tế toàn cầu vì đại dịch mà còn xuất hiện mối lo vụ mùa Brasil năm 2021 sẽ là năm cho sản lượng thấp theo chu kỳ “hai năm một”.
Theo Nestlé, doanh thu mặt hàng cà phê gia tăng nhờ tiêu dùng tại nhà tăng mạnh, các sản phẩm thương hiệu Starbucks đã tăng hơn 10%.
Theo Rabobank, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao gần trong tháng này đã tăng tới hơn 16%, mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 6/2010, do nhu cầu tiêu dùng cà phê hòa tan tại nhà gia tăng, trong khi tồn kho được sàn London chứng nhận giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2019 .
Báo cáo Cam kết Thương nhân (CFTC) mới nhất từ thị trường cà phê Arabica ở New York cho thấy, tính đến thứ Ba ngày 21/7, bộ phận đầu cơ phi thương mại đã giảm vị thế bán ròng ngắn hạn bớt 14,46% xuống đăng ký bán ròng ở 20.293 lô, tương đương 5.752.976 bao và có khả năng đã được giảm nhiều hơn nữa sau giai đoạn thương mại tích cực hơn kể từ sau đó.
Báo cáo CFTC mới nhất từ thị trường cà phê Robusta tại London cho thấy, tính đến cùng kỳ báo cáo, đầu cơ ngắn hạn của các Quỹ quản lý tiền đã giảm vị thế bán ròng ngắn hạn bớt 40,01 % so với tuần thương mại trước đó, xuống đăng ký bán ròng ở 24.989 lô, tương đương 4.164.833 bao và có khả năng thay đổi không đáng kể sau giai đoạn thương mại đi ngang là chủ yếu kể từ sau đó.
Tính đến thứ Hai ngày 27/7, tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã giảm thêm 1.340 tấn, tức giảm 1,18 % so với tuần thương mại trước đó, xuống đăng ký ở 112.040 tấn (tương đương 1.867.333 bao, bao 60 kg).
Trong vụ mùa năm nay, người trồng ước tính sản lượng cà phê Ấn Độ tăng 40%, với sản lượng cà phê Robusta và cà phê Arabica lần lượt vào khoảng 240 nghìn tấn và 100 nghìn tấn.
Theo The Hindu, những người trồng cà phê tại Ấn Độ, nếu lượng mưa năm nay không có nhiều biến động thì sản lượng cà phê thống kê vào khoảng 320 nghìn đến 340 nghìn tấn.
Sản lượng năm nay dự đoán cao hơn nhiều so với sản lượng 300 nghìn tấn hai năm trước khi mà lũ lụt khiến vụ mùa thất thu.
Tính đến thời điểm hiện tại, các đồn điền cà phê chỉ nhận được 30% lượng mưa bao gồm các cơn mưa đầu mùa trong tháng 3 và các cơn mưa rào những tháng sau đó.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Sản xuất tại Ấn Độ dự báo tăng 400.000 bao lên 5,3 triệu do thời tiết thuận lợi trong thời kì ra hoa và đậu quả sẽ cải thiện năng suất của cả cà phê arabica và robusta. Xuất khẩu có thể giảm 300.000 bao xuống còn 3,3 triệu bao trong khi dự trữ dự kiến sẽ tăng nhẹ.