Chờ...

Giá cà phê hôm nay 30/3/2022: Từ đầu năm đến nay, cả nước xuất khẩu hơn 452.163 tấn cà phê

(VOH) - Giá cà phê ngày 30/3 giảm thêm 200 đồng/kg. Từ đầu năm đến nay, cả nước xuất khẩu hơn 452.163 tấn cà phê, kim ngạch đạt hơn 1 tỷ USD. Cà phê thế giới trái chiều khi quỹ đầu cơ mua mạnh.

Giá cà phê trong nước giảm 200 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.200 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 200 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,100đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 200 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,100 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 200 đồng/kg, dao động ngưỡng 41,100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 200 đồng/kg, dao động 41,000 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 200 đồng/kg, dao động ngưỡng  45.100 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,600

-200

Lâm Hà (Robusta)

40,600

-200

 Di Linh (Robusta)

40,500

-200

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,200

-200

Buôn Hồ (Robusta)

41,100

-200

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,100

-200

Ia Grai (Robusta)

41,100

-200

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41,100

-200

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,000

-200

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,100

-200

FOB (HCM)

2.195

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 30/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến nay, cả nước xuất khẩu hơn 452.163 tấn cà phê, kim ngạch đạt hơn 1 tỷ USD.

Kim ngạch tăng trưởng cao hơn sản lượng nên trị giá xuất khẩu bình quân nhóm hàng cà phê cũng tăng cao lên mức 2.237 USD/tấn, tăng 26,45%, tương đương con số tăng thêm gần 500 USD/tấn.

Hiện, thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam hết sức đa dạng trải rộng ở nhiều châu lục. Trong đó, các thị trường lớn có thể kể đến như: Đức, Bỉ, Italy, Nhật Bản, Anh, Mỹ…

Với sự khởi đầu ấn tượng này, cà phê đã vượt qua nhóm hàng rau quả để đứng thứ 3 về quy mô kim ngạch trong lĩnh vực nông nghiệp (sau nhóm hàng gỗ; thủy sản). Đây cũng là 3 nhóm hàng cán mốc “tỷ USD” của lĩnh vực nông nghiệp tính từ đầu năm đến nay.

Hiện, giá cho một tấn cà phê chế biến trung bình đạt gần 3.600 USD trong khi giá cà phê nhân trên sàn khoảng 2.400 USD. Hiện nay cà phê Việt Nam đang rẻ nhất thế giới do cơ chế trừ lùi. Cụ thể, giá của Việt Nam phải trừ lùi tới 450 - 500 USD/tấn.

Do vậy, để đạt con số xuất khẩu 6 tỷ USD như mục tiêu, nhiều ý kiến cho rằng, cần nâng tỷ lệ cà phê chế biến từ dưới 10% như hiện nay lên khoảng 25% hoặc thậm chí phải hơn vậy.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, để nâng tỷ trọng cà phê chế biến là một thách thức lớn với doanh nghiệp do trình độ công nghệ, vận hành nhà máy phức tạp và nhận thức của nông dân. Mặt khác, muốn phát triển ngành hàng cà phê thì cần đi theo hướng chế biến để đạt giá trị cao.

Giá cà phê thế giới trái chiều

Khảo sát phiên giao dịch phiên sáng ngày 30/3, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm 15 USD/tấn ở mức 2.125 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giảm 9 USD/tấn ở mức 2.115 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 tăng 1,15 cent/lb, ở mức 215,7 cent/lb, giao tháng 7/2022 tăng 1,1 cent/lb ở mức 215,8 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 30/3/2022: Từ đầu năm đến nay cả nước xuất khẩu hơn 452.163 tấn cà phê 2
Giá cà phê hôm nay 30/3/2022: Từ đầu năm đến nay cả nước xuất khẩu hơn 452.163 tấn cà phê 3

Trong phiên vừa qua, thị trường cà phê thế giới diễn biến trái chiều khi các quỹ đầu cơ trên sàn New York đã quay đầu mua lại sau khi đã bán quá tay những ngày trước đó. Tồn kho trên sàn này đang giảm nhẹ, trong khi tồn kho Robusta trên sàn Lon don vẫn giữ nguyên.

Trước đó, giá cà phê Arabica giảm mạnh sau Rabobank dự báo sản lượng năm nay của Brazil sẽ tăng 31,8% lên 41,1 triệu bao nhờ thời tiết thuận lợi từ đầu năm đến nay.

Nhiều người trồng cà phê đang phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp do chi phí phân bón tăng cao khiến sinh kế của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng, theo Irish Examiner.

Nông dân quy mô nhỏ ở một số khu vực sản xuất trên thế giới đang phải vật lộn để tìm các giải pháp thay thế nhằm ứng phó với tình trạng nêu trên.

Ở Nicaragua, nông dân trồng cà phê đang phải cắt giảm việc mua phân bón chỉ để trang trải cuộc sống. Trong khi đó, người trồng cà phê ở Guatemala đang pha loãng chất dinh dưỡng để kéo dài lượng sử dụng.

Tại Costa Rica, các nhà sản xuất đang đánh cược rằng đất của họ có đủ chất dinh dưỡng cho cây cà phê, do đó có thể cho phép gieo trồng trong vụ mùa tiếp theo.

Một số nông dân đang coi chất thải hữu cơ như một chất thay thế giá rẻ cho phân bón nitơ, phốt pho và kali, mặc dù cách làm này có thể khiến sản lượng giảm đáng kể.

Giá phân bón đã tăng vọt trên toàn thế giới khi nguồn cung và sản xuất gặp khó khăn trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraine. Nga và nước láng giềng Belarus là một trong những nhà cung cấp hàng đầu thế giới về chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Theo ông Juan Luis Barrios, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Quốc gia của Guatemala, những người trồng trọt ở đây đang xem xét khai thác các nguyên liệu làm phân trộn hữu cơ, bao gồm phân gà, rác thải sinh hoạt và bã cà phê.

Bà Xinia Chaves, Lãnh đạo Viện Cà phê Costa Rica, cho biết, ngành công nghiệp cà phê của quốc gia Trung Mỹ này đang xem xét kỹ lưỡng hàm lượng đất ở các vùng sản xuất chính với hy vọng giảm nhu cầu về phân bón.