Giá cà phê hôm nay 26/3/2022: Phục hồi tăng nhẹ

(VOH) - Giá cà phê ngày 26/3 tăng nhẹ 200 đồng/kg. Robusta tăng nhẹ, cà phê thế giới lấy lại đà tăng, giới đầu cơ tiếp tục thận trọng.

Giá cà phê trong nước tăng 200 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.400 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.700 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 200 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,100đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 200 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,100 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 200 đồng/kg, dao động ở  41,000 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 200 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  45.100 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,800

+200

Lâm Hà (Robusta)

40,800

+200

 Di Linh (Robusta)

40,700

+200

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,400

+200

Buôn Hồ (Robusta)

41,300

+200

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,300

+200

Ia Grai (Robusta)

41,300

+200

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41,300

+200

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,200

+200

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,300

+200

FOB (HCM)

2.203

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 26/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Trong tháng 2/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.306 USD/tấn, tăng 1,6% so với tháng 1/2022 và tăng 31,1% so với tháng 2/2021.

Tính chung hai tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.219 USD/tấn, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Về thị trường, tháng 2/2022 so với tháng 2/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang một số thị trường chủ lực tăng mạnh, trong khi xuất khẩu sang Đức, Italia, Mỹ, Nga, Tây Ban Nha, Philippines và Hàn Quốc giảm.

Tính chung hai tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường truyền thống tăng so với cùng kỳ năm 2021, ngoại trừ Italia, Mỹ, Hàn Quốc, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Giá cà phê thế giới phục hồi

Khảo sát phiên giao dịch phiên sáng ngày 26/3, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 tăng 12 USD/tấn ở mức 2.148 USD/tấn, giao tháng 7/2022 tăng 13 USD/tấn ở mức 2.127 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giữ ở mức 221,85 cent/lb, giao tháng 7/2022 tăng 0,1 cent/lb ở mức 221,8 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 25/3/2022: Phục hồi tăng nhẹ phiên cuối tuần 2
Giá cà phê hôm nay 25/3/2022: Phục hồi tăng nhẹ phiên cuối tuần 3

Sau nhiều ngày giảm liên tiếp, trong phiên cuối tuần giá cà phê Robusta đã lấy lại được đà tăng nhẹ. Sự hồi phục trên sàn London đã kéo theo giá cà phê Arabica trên sàn New York.

Trước đó giới đầu cơ tỏ ra thận trọng trước phiên họp của NATO và khả năng các lệnh trừng phạt sẽ được đưa ra, trong khi xung đột giữa Nga - Ukraina leo thang khiến thị trường liên tiếp đi xuống. Bên cạnh đó tỷ giá đồng nội tệ Brazil tăng cao cũng là yếu tố đẩy Arabica lùi sâu.

Thị trường còn phản ứng tiêu cực khi báo cáo tồn kho được cấp chứng nhận tại 2 sàn tiếp tục tăng lên, Arabica đứng ở mức cao 1 tháng rưỡi và Robusta đứng ở mức cao 2 tháng rưỡi. Thị trường chứng kiến dòng vốn đầu cơ chảy mạnh về dầu thô do khả năng chiến sự Đông Âu còn chưa thấy hồi kết.

Trong khi đó, nguồn cung cà phê tại Brazil và Colombia đang đối mặt với nhiều khó khăn do sự kéo dài của hiện tượng thời tiết La Nina. Hãng tin Safras và Mercado dự báo xuất khẩu cà phê của Brazil niên vụ 2022/23 sẽ chỉ tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn nhiều so với lượng xuất khẩu của năm 2020. Rabobank đã cắt giảm dự báo sản lượng cà phê của Brazil niên vụ này xuống còn 64.5 triệu bao.

Do nhu cầu tiêu thụ cà phê của các quốc gia trên thế giới đang dần hồi phục trở lại sau đại dịch Covid-19 nên dự kiến nhu cầu nhập khẩu cà phê trong giai đoạn tới sẽ tăng mạnh, trong khi nguồn cung bị ảnh hưởng sẽ hỗ trợ giá Arabica duy trì đà tăng trong trung và dài hạn.