Giá cà phê hôm nay 28/3/2022: Giá điều chỉnh tăng nhẹ phiên đầu tuần, Robusta có dấu hiệu tăng trở lại

(VOH) - Giá cà phê ngày 28/3 tăng nhẹ 100 đồng/kg. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục khả quan, nhờ nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng trở lại, nguồn cung dồi dào.

Giá cà phê trong nước tăng 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.500 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.800 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,400đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở  41,300 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  45.400 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,900

+100

Lâm Hà (Robusta)

40,900

+100

 Di Linh (Robusta)

40,800

+100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,500

+100

Buôn Hồ (Robusta)

41,400

+100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,400

+100

Ia Grai (Robusta)

41,400

+100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41,400

+100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,300

+100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,400

+100

FOB (HCM)

2.203

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 28/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Hiện Việt Nam có 19 tỉnh sản xuất cà phê. Trong đó diện tích và sản lượng của Đắk Lắk đã chiếm gần 1/3 tổng diện tích và sản lượng với khoảng 210.000 ha, trong đó có 194.000 ha cho sản phẩm, sản lượng bình quân đạt 520.000 tấn/năm.

Theo các dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong cả năm 2022 tiếp tục khả quan, nhờ nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng trở lại, nguồn cung dồi dào, các hiệp định thương mại tạo lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam và giá cà phê xuất khẩu nhiều khả năng duy trì ở mức cao.

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 3/2022, xuất khẩu cà phê đạt 81.453 tấn, trị giá 188,777 triệu USD. Cộng dồn đến cuối kỳ báo cáo đạt 452.163 tấn, trị giá 1,011 tỷ USD, so với cùng kỳ năm rồi tăng 1,28 lần về lượng và tăng 1,61 lần về giá trị. Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm đạt mức 2.219 USD/tấn, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường truyền thống tăng so với cùng kỳ năm 2021, ngoại trừ thị trường Italy, Mỹ và Hàn Quốc.

Trong khi đó, trong năm 2022, dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê của EU rất lớn, Việt Nam còn nhiều dư địa đẩy mạnh xuất khẩu sang khối thị trường này.

Đặc biệt, tại 5 thị trường hàng đầu thế giới như Mỹ, Đức, Pháp, Canada và Italy cà phê Việt Nam có lợi thế về thuế suất thuế xuất khẩu và nguồn cung cà phê chất lượng cao ngày càng gia tăng. Xu hướng tiêu thụ cà phê hòa tan ngày một gia tăng giúp tăng lợi thế cho cà phê robusta của Việt Nam.

Giá cà phê thế giới phục hồi

Khảo sát phiên giao dịch phiên sáng ngày 28/3, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 tăng 12 USD/tấn ở mức 2.148 USD/tấn, giao tháng 7/2022 tăng 13 USD/tấn ở mức 2.127 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giữ ở mức 221,85 cent/lb, giao tháng 7/2022 tăng 0,1 cent/lb ở mức 221,8 cent/lb.

Kết thúc tuần trước, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm 19 USD/tấn. Trong khi đó, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng 1,8 cent/lb, bằng với mức giảm tuần trước đó. Đầu tuần, 2 sàn thể hiện xu hướng tăng khi đầu cơ New York đã quay lại tăng mua sau khi mạnh tay thanh lý vị thế ròng trong tuần trước đó.

Tiếp đó, cà phê Robusta có chuỗi ngày giảm liên tiếp. Vào ngày thứ Ba (24/3) Arabica vẫn đứng vững do dòng vốn ngoại hối tiếp tục chảy mạnh vào thị trường chứng khoán Brazil, đã hỗ trợ cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu của quốc gia này.

Trên thị trường thế giới, giá cà phê nhìn chung tiếp tục đi lên. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.148 USD/tấn sau khi tăng 0,56% (tương đương 12 USD).

Riêng giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 221,85 US cent/pound, không có biến động mới tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam).

Nhu cầu tiêu thụ cà phê của Nga tăng trở lại sau khi giảm mạnh vào năm 2020. Theo báo cáo của Ngân hàng Nông nghiệp Nga (RSHB), mức tiêu thụ trong năm 2021 đạt 303.000 tấn, trong đó 243.639 tấn là nhập khẩu.

Tiêu thụ cà phê ở Nga đã tăng đáng kể trong 30 năm qua. Theo các nhà phân tích, kể từ năm 1991, mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người ở Nga đã tăng từ 0,2kg lên 2,1kg. Điều này chủ yếu là do sự gia tăng mức sống ở Nga và sự phát triển của văn hóa tiêu thụ cà phê ở nước này.

Trong 5 năm qua, mức tiêu thụ đã tăng 30%, với khái niệm “cà phê mang đi” là động lực chính cho sự tăng trưởng đó. Số liệu công bố từ Trung tâm Chuyên môn Công nghiệp Nga cho biết, hiện nay, trung bình người Nga uống khoảng 300 tách cà phê mỗi năm, tương đương với 60 lít/người/năm.

Đối với cà phê hòa tan, sản lượng tiêu thụ ở Nga vào năm 2021 lên tới 93.000 tấn. Năm 2021, mức tiêu thụ cà phê hòa tan và một số hình thức chế biến khác (chiết xuất, cô đặc và tinh chất) bình quân đầu người của cả nước là 0,7kg/người.

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nga, nhập khẩu cà phê (HS 0901) của nước này trong năm 2021 đạt 243.639 tấn, trị giá 787,58 triệu USD, tăng 5,5% về lượng và tăng 20,7% về trị giá so với năm 2020.

Trong tháng 1/2022, nhập khẩu cà phê của nước này đạt 20,8 nghìn tấn, trị giá 76,8 triệu USD, tăng 3,7% về lượng và tăng 34,9% về trị giá so với tháng 1/2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Bình luận