Chờ...

Giá cà phê ngày 10/4: Trong nước và thế giới đều đỏ sàn

(VOH) - Giá cà phê ngày 10/4 đồng loạt quay đầu giảm 100 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh trồng tiêu trọng điểm. Cà phê thế giới quay đầu giảm.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.600 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 31.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 31.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 32.600 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  ở  ngưỡng 32.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng giảm 100 đồng/kg, giá tại Pleiku là 32.300 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 32.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 32.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 100 đồng/kg, dao động ở mức 32.300 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM cũng giảm 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  33.800 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.423 USD/tấn, FOB – HCM, với chênh lệch cộng ở mức 50 – 60 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 7 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

31,600

-100

Lâm Hà (Robusta)

31,600

-100

 Di Linh (Robusta)

31,500

-100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

32.600

-100

Buôn Hồ (Robusta)

32.400

-100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

32,300

-100

Ia Grai (Robusta)

32,300

-100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

32,300

-100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

32.300

-100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

33,800

-100

Giá xăng dầu hôm nay 10/4/2021
Ảnh minh họa: internet

Tổng cục Thống kê Việt Nam ước báo xuất khẩu cà phê trong tháng 3 đạt khoảng 145.000 tấn, giảm 21,10% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm nay lên đạt 428.000 tấn, giảm 17% so với xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2020.

Nguyên nhân sụt giảm được cho là đã có sự kháng giá tại thị trường nội địa do giá kỳ hạn tại London suy yếu kéo dài và sự cạnh tranh khá gay gắt của cà phê Conilon Robusta của Brasil đang chiếm số lượng lớn tại sàn với mức giá mềm hơn.

Giảm nhập khẩu dạng thô, tăng nhập khẩu dạng đã chế biến khiến khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam tại Pháp trong năm 2021 sẽ thấp hơn so với các thị trường khác như Brazil hay các thị trường nội khối EU.

Giá cà phê thế giới tăng

ICO dự báo toàn cầu dư thừa 5,26 triệu bao trong niên vụ cà phê 2020/2021, trong khi Brasil bắt đầu bước vào một vụ thu hoạch mới hết sức tồi tệ trong năm nay…

Giá cà phê ngày 10/4: Trong nước và thế giới đều đỏ sàn 2
Giá cà phê ngày 10/4: Trong nước và thế giới đều đỏ sàn 3

Phiên giao dịch sáng 10/4, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London điều chỉnh giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm 2 USD, xuống 1.343 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 giảm 6 USD, còn 1.363 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng điều chỉnh giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm 0,6 cent, xuống 127,25 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 cũng giảm 0,6 cent, còn 129,15 cent/lb, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Đồng Reais giảm mạnh 1,79 %, tỷ giá xuống ở mức 1 USD = 5,6740 Reais, sau những lo lắng về mức trần chi tiêu ngân sách năm 2021 sẽ bị phá vỡ đã gây áp lực lên tỷ giá hối đoái và tác động đến việc phòng hộ trên thị trường. Trong khi USDX mạnh lên sau các bình luận của quan chức Fed tán thành duy trì chính sách nới lỏng kinh tế khiến chứng khoán Mỹ tăng mạnh trở lại.

Giá cà phê suy yếu còn do sự cân đối, điều chỉnh vị thế đầu cơ trên cả hai sàn phái sinh khi đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 5 cũng sắp cận kề.

Báo cáo Thuơng mại tháng Hai của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) dự báo sản lượng toàn cầu trong niên vụ cà phê 2020/2021 sẽ tăng 1,9% lên đạt tổng cộng 171,89 triệu bao, trong khi tiêu thụ toàn cầu chỉ tăng 1,3% lên đạt tổng cộng 166,63 triệu bao. Do đó, sẽ dẫn tới toàn cầu dư thừa 5,26 triệu bao cà phê, mức dư thừa cao nhất trong vòng 3 năm qua.

Trong một diễn biến khác, Liên đoàn Cà phê quốc gia của Colombia cho biết, quốc gia này đã sản xuất được 1,05 triệu bao cà phê arabica chế biến ướt (loại 60kg) trong tháng 3/2021, tăng 30% so với con số 806.000 bao vào tháng 3/2020.

Xuất khẩu cà phê trong tháng 3 vừa qua đạt 1,14 triệu bao, tăng 21% từ mức 948.000 bao được sản xuất cùng tháng năm ngoái, Business Recorder đưa tin.

Liên đoàn cho biết, nguyên nhân của sự gia tăng này là do quá trình sản xuất, vận chuyển và thương mại ít chịu tác động từ đại dịch COVID-19 so với thời điểm trước kia, giúp nhu cầu xuất khẩu tăng cao.

Theo ghi nhận vào năm 2020, Colombia đã sản xuất 13,9 triệu bao cà phê arabica chế biến ướt (loại 60kg), giảm 6% so với năm 2019 do bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.