Giá cà phê ngày 17/4: Đồng loạt giảm trên cả 2 sàn

(VOH) Giá cà phê ngày 17/4 tiếp tục giảm thêm 200 đồng/kg tại Tây Nguyên và miền Nam. Cà phê thế giới đồng loạt suy yếu, dự báo sản lượng sụt giảm mạnh.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.800 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.700 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 31.800 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 31.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 200 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 32.800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  ở  ngưỡng 32.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng giảm 200 đồng/kg, giá tại Pleiku là 32.500 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 32.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng giảm 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 32.500 đồng/kg.

Riêng giá cà phê tại Kon Tum cũng giảm 200 đồng/kg, dao động ở  mức 32.500 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 200 đồng/kg , dao động ở  ngưỡng  34.000 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.440 USD/tấn, FOB – HCM, với chênh lệch cộng ở mức 50 – 60 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 7 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

31,800

-200

Lâm Hà (Robusta)

31,800

-200

 Di Linh (Robusta)

31,700

-200

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

32.800

-200

Buôn Hồ (Robusta)

32.600

-200

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

32,500

-200

Ia Grai (Robusta)

32,500

-200

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

32,500

-200

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

32.500

-200

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

34,200

-200

Giá cà phê hôm nay 17/4/2021
Ảnh minh họa: internet

Thị trường cà phê sụt giảm  là do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 lên thị trường tiêu thụ toàn cầu trong thời gian vừa qua. Trong khi đó, người trồng cà phê ở Việt Nam cũng không tích cực bán hàng do giá kỳ hạn sàn London vẫn còn trì trệ, cho dù mức giá chênh lệch cộng được thị trường kéo dài với thời gian chưa từng thấy.

Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu niên vụ cà phê hiện tại 2020/2021 đạt tổng cộng khoảng 12,79 triệu bao, giảm 13,88% so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước. Sở dĩ xuất khẩu cà phê sụt giảm rất mạnh là do tác động tiêu cực của đại dịch covid-19 lên thị trường tiêu thụ toàn cầu trong thời gian vừa qua và nhất là người trồng cà phê ở Việt Nam cũng không tích cực bán hàng do giá kỳ hạn sàn London vẫn còn trì trệ, cho dù mức giá chênh lệch cộng được thị trường kéo dài với thời gian chưa từng thấy.

Hải Quan Việt Nam báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê, chủ yếu là Robusta, trong tháng 3 đạt 169.624 tấn (khoảng 2,83 triệu bao) tăng 38,10% so với tháng trước. Tuy nhiên lũy kế xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 453.010 tấn (khoảng 7,55 triệu bao), giảm 12,20% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê thế giới giảm

Chuỗi tăng khá ấn tượng ở New York đã đưa giá cà phê Arabica vào thế bất lợi khiến thị trường phải có sự điều chỉnh kỹ thuật để “lấy hơi”…

Giá cà phê ngày 17/4: Đồng loạt giảm trên cả hai sàn 2
Giá cà phê ngày 17/4: Đồng loạt giảm trên cả hai sàn 3

Phiên giao dịch ngày 17/4, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp tục sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm thêm 9 USD, xuống 1.354 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 cũng giảm thêm 9 USD, còn 1.380 USD/tấn, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng đảo chiều giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm 3,55 cent, xuống 129,15 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 giảm 3,5 cent, còn 131,2 cent/lb, các mức giảm mạnh. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Đồng Reais tăng 0,74 %, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,5850 Reais theo tâm lý rủi ro ở bên ngoài, sau lãi suất dài hạn Kho bạc Mỹ tiếp tục sụt giảm phù hợp với tâm lý lạc quan chung của Phố Wall với các dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ.

Giá cà phê sụt giảm do sự điều chỉnh kỹ thuật rõ nét trên cả hai sàn khi New York đã có chuỗi tăng khá ấn tượng trong mấy ngày vừa qua, trong khi London tăng không tương ứng nên biên độ chênh lệch khá cao, đã đưa giá cà phê Arabica vào thế bất lợi.

Trong khi đó, các thành viên của khối Eurozone tiếp tục hạn chế các hoạt động xã hội do dịch bệnh covid-19 bùng phát lần ba. Pháp tiếp tục mở rộng giãn cách thêm 4 tuần, Đức đã lấp gần hết chỗ trống trong các bệnh viện khi số người bị lây nhiễm tăng vọt. Hàng quán đóng cửa, lo ngại tiêu thụ sụt giảm, kinh tế suy thoái trở lại là mối quan tâm lớn của “lục địa già” vào lúc này.

Hiệp hội Cà phê Hạt (GCA) của Mỹ đã báo cáo lượng tồn kho giảm 1,92% trong tháng Ba, xuống ở mức 5.679.162 bao vào cuối tháng. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ cà phê có phần nào khởi sắc trở lại ở khu vực Bắc Mỹ. Tuy nhiên Rabobank lo ngại sự thiếu hụt container rổng để xuất khẩu kết hợp với sự sụt giảm sản lượng vụ mùa cà phê Arabica năm nay có thể tác động tiêu cực lên lô hàng xuất khẩu của Brasil vào nửa cuối năm.