Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 38.700 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 37.500 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 700 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 37.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 37.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 700 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 38.700 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 38.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 700 đồng/kg, giá tại Pleiku là 38.400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 38.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 700 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 38.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 800 đồng/kg, dao động ở mức 38.300 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 700 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 39.900 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.875 USD/tấn, FOB – HCM, với mức trừ lùi 90 – 100 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 11 tại London.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
37,600 |
+700 |
Lâm Hà (Robusta) |
37,600 |
+700 |
Di Linh (Robusta) |
37,500 |
+700 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
38.700 |
+700 |
Buôn Hồ (Robusta) |
38.500 |
+700 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
38,400 |
+700 |
Ia Grai (Robusta) |
38,400 |
+700 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
38,400 |
+700 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
38.300 |
+800 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
39,900 |
+700 |
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/7, xuất khẩu cà phê cả nước đạt 900.235 tấn, trị giá 1,654 tỷ USD, giảm 8,63% về lượng và giảm 0,84% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường chủ lực giảm, ngoại trừ Trung Quốc.
Tháng 6/2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt 1.942 USD/tấn. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 5/2018, tăng 3,9% so với tháng 5/2021 và tăng 13,9% so với tháng 6/2020. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt 1.835 USD/tấn, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá xuất khẩu bình quân cà phê sang hầu hết các thị trường chính tăng, ngoại trừ Trung Quốc.
Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, thị trường cà phê trong nước về cơ bản sẽ được hưởng lợi nhờ vào sự sụt giảm nguồn cung trên toàn cầu. Tuy nhiên, cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước không còn rõ ràng như trước đây, khi rất nhiều nhà nhập khẩu và các công ty kinh doanh cà phê rang, xay đã có kinh nghiệm ứng phó với việc sụt giảm nguồn cung bằng cách gia tăng dự trữ. Xét về nhu cầu, biến chủng Delta đang khiến đại dịch Covid-19 trở nên phức tạp hơn tại các nước đang phát triển, và cũng là đối tượng sử dụng nhiều cà phê nhất trên thế giới.
“Ngành cà phê trong nước chưa chắc đã được hưởng lợi nhiều, dù giá thế giới có thể sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong thời gian tới, khi phần lớn giá cả tăng thêm là để bù đắp các chi phí về vận tải. Qua đó cho thấy dù giá thế giới tăng nhưng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn”, nhận định của chuyên gia.
Giá cà phê thế giới bật tăng
Dự báo thời tiết sương giá bao trùm miền nam Brasil trong tuần này đã thúc đẩy giá cà phê hai sàn tiếp nối đà tăng…
Mở cửa phiên giao dịch ngày 27/7/2021, lúc 9h30, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London kéo dài chuỗi tăng lên phiên thứ năm. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 65 USD, lên 1.964 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng thêm 68 USD, lên 1.975 USD/tấn, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình. Cấu trúc giá đảo gia tăng khoảng cách.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York quay lại đà tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 18,80 cent, lên 207,80 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng 18,75 cent, lên 210,70 cent/lb, các mức tăng cực mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình..
Đồng Reais tăng 0,67 %, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,1750 Reais do USD suy yếu trở lại trong rổ tiền tệ mạnh khi giá cả hàng hóa tăng vọt đã nâng cao giá trị cho các đồng tiền mới nổi sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tỏ rõ thái độ ôn hòa trong tuần trước.
Giá cà phê hai sàn tiếp nối đà tăng mạnh khi dự báo thời tiết trong tuần này sẽ có thêm đợt không khí lạnh bao trùm miền nam Brasil trên các vùng sản xuất cà phê chính. Dự báo cho rằng nhiệt độ không chắc sẽ giảm xuống dưới 0 độ C nhưng không loại trừ xuất hiện “sương giá đen” do nhiều vùng trồng cà phê đang khô hạn, trong khi vẫn chưa thể định lượng sự thiệt hại do hai đợt sương giá vừa qua. Sương giá không chỉ gây nguy hại cho sản lượng cà phê của Brasil năm tới 2022 mà còn nhiều năm sau nữa.
Góp phần thúc đẩy giá tăng còn do hai sàn giao dịch cà phê kỳ hạn nâng mức ký quỹ nhằm hạn chế đầu cơ “thao túng” trong “giai đoạn kinh doanh theo tin thời tiết”.
Đặc biệt, thị trường tài chính thế giới chờ đợi phiên họp chính sách của Fed tuần này, cho dù trước đó Fed tỏ rõ lập trường kiên định khi lạm phát Mỹ vượt mức mục tiêu đã gây lo ngại cho hầu hết các thị trường.
Giá cà phê hai sàn tiếp tục tăng vọt khi sương giá ập đến vành đai trồng cà phê ở miền Nam Brazil. Theo ước tính ban đầu, sương giá sẽ làm thất thu khoảng 1% sản lượng vụ mùa đang thu hoạch, và tiềm năng sản lượng của vụ mùa năm 2022 phải cần thêm thời gian mới định lượng được.
Trong khi đó, sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 biến thể mới trên toàn cầu khiến nhiều thị trường phải tái lập biện pháp giãn cách xã hội, kết hợp với nguồn cung từ nhiều nước sản xuất chậm lại vì thiếu container vận chuyển và cước phí tàu biển tăng tăng cao cũng góp phần đẩy giá trên hai sàn kỳ hạn tăng cao.
Theo các chuyên gia, dao động trên sàn London chắc vẫn còn mạnh và khả năng lên tìm lại mức tâm lý quan trọng 2.000 USD/tấn để vượt khỏi đó là có thể. Dù có tăng lên mức ấy, giá cà phê nội địa có thể chỉ lên khoảng 38,5 triệu đồng/tấn.