Giá cao su hôm nay 10/11/2020: Giá tại Nhật Bản hồi phục 

(VOH) – Giá cao su ngày 10/11 tăng khoảng 2% trong bối cảnh thị trường lạc quan hơn về tiến độ nghiên cứu vắc-xin ngừa Covid-19 đã nâng cao tâm lý nhà đầu tư.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 10/11/2020, lúc 11h00, kỳ hạn tháng 4/2021, tăng 3,5 JPY tương đương 1,6%, ghi nhận ở mức 218,9 JPY/kg.

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su hôm nay 10/11/2020: Giá tại Nhật Bản hồi phục ảnh 1

Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 1,4% xuống 15.175 CNY/tấn.

Pfizer Inc PFE.N cho biết vắc xin COVID-19 của họ, được phát triển với đối tác BioNTech SE BNTX.O của Đức, có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa nhiễm virus, đánh dấu kết quả thành công đầu tiên từ một thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn.

Chứng khoán toàn cầu cùng giá dầu đã tăng vọt và trái phiếu đã bán tháo trong phiên đầu tuần khi quá trình nghiên cứu vắc-xin ngừa Covid-19 đạt được những tiến bộ tích cực giúp nâng cao niềm tin của các nhà đầu tư vào sự hồi phục kinh tế thế giới.

Sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia trong tháng 9/2020 đã tăng 3,7% lên 46.187 tấn, từ mức 44.543 tấn trong tháng 8/2020, theo số liệu của Hải quan.

Cục thống kê Malaysia cho biết, sản lượng cao su thiên nhiên của nước này trong tháng 9/2020 đã giảm 25,2% so với cùng tháng năm trước. Tuy nhiên, cũng trong tháng 9, xuất khẩu cao su tự nhiên lại tăng 14,2% lên 48.720 tấn.

Giá cao su trên sàn Osaka tăng liên tiếp 2 phiên sau kỳ nghỉ cuối tuần, trong bối cảnh kỳ vọng nhu cầu tại nước mua hàng đầu - Trung Quốc hồi phục và lo ngại về nguồn cung suy giảm. Trước đó, giá cao su có phiên giảm đầu tiên trong 5 tuần, do các nhà đầu tư bán ra chốt lời từ mức tăng mạnh trong tháng 10/2020.

Một cuộc thăm dò tại các công ty sản xuất và dịch vụ tại Nhật Bản cho thấy, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vẫn trong tình trạng khó khăn trong những tháng tới.

Trong đó, xuất khẩu chủ yếu vẫn sang Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su hàng đầu, chiếm 46% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tháng 9/2020, găng tay cao su là mặt hàng xuất khẩu chính, tăng 25,6% lên 3,8 tỷ ringgit từ mức 3 tỷ ringgit trong tháng 8/2020, được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Mỹ, Đức và Anh.

Bên cạnh đó, Thái Lan cũng báo cáo sản lượng cao su thấp hơn bình thường khoảng 10% do mưa lớn thường xuyên tại miền Nam khiến nông dân không thể thu hoạch mủ cao su.

Giá cao su hôm nay 10/11/2020: Giá tại Nhật Bản hồi phục ảnh 2

Xuất khẩu cao su 10 tháng thu về gần 1,7 tỉ USD

10 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su đạt 1,31 triệu tấn với giá trị 1,69 tỉ USD, tăng nhẹ 0,8% về khối lượng nhưng giảm 4,2% về giá trị so với cùng kì năm 2019. 

Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020, chiếm thị phần lần lượt là 75,7%, 4% và 2,2%. Đáng chú ý, trong khi giá trị xuất khẩu cao su giảm ở hầu hết các thị trường, ngoại trừ thị trường Trung Quốc tăng 10,6% và thị trường Pakistan tăng 22,6%. 

Giá cao su xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm 2020 đạt 1.278,4 USD/tấn, giảm 6,2% so với cùng kì năm 2019. 

Ở chiều ngược lại, ước tính khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 10/2020 đạt 127.000 tấn với giá trị 158 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị cao su nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2020 đạt 809.000 tấn và 1,05 tỉ USD, tăng 39,8% về lượng và tăng 9% về giá trị so với cùng kì năm 2019.

Giá cao su hôm nay 10/11/2020: Giá tại Nhật Bản hồi phục ảnh 3
Ảnh minh họa - Internet 

Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu cao su nhiều nhất 9 tháng đầu năm 2020

Xét về giá trong 9 tháng đầu năm, cao su xuất sang Hong Kong đạt mức cao nhất với 1.842 USD/tấn theo sau là Singapore 1.557 USD/tấn, Ukraine 1.553 USD/tấn...

Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ cao su Việt Nam nhiều nhất trong 9 tháng với 859.919 tấn trị giá 1,08 tỉ USD, giá 1.253,6 USD/tấn. So cùng kì năm trước, tăng 18% về lượng và tăng 11% kim ngạch nhưng giảm 6,6% về giá; chiếm đến 77% trong tổng lượng và 76% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su cả nước.

Xuất khẩu cao su sang hầu hết thị trường sụt giảm so với cùng kì. Trong đó giảm mạnh ở một số thị trường như Malaysia giảm 78% lượng và giảm 80% kim ngạch, đạt 6.778 tấn, tương đương 7,9 triệu USD; Mexico giảm 72% về lượng và giảm 69% kim ngạch, đạt 877 tấn tương đương 1,3 triệu USD.

Ngược lại xuất khẩu tăng mạnh một số nước nhưPakistan tăng 31% lượng và 23% kim ngạch đạt 5.796 tấn, trị giá 7,4 triệu USD; Argentina tăng 19% lượng và 21% kim ngạch, đạt 1.495 tấn trị giá 2,2 triệu USD.

Bình luận