Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 13/12/2021, lúc 9h00, kỳ hạn tháng 4/2022, tăng mạnh lên mức 232,2 JPY/kg, tăng mạnh 6,5 yên, tương đương 2,88%.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 195 CNY, lên mức 14.450 CNY/tấn, tương đương 1,37%.
Những lo ngại về doanh số bán ôtô tại nước mua hàng đầu – Trung Quốc – suy giảm, cũng như tác động từ vụ nợ nần của Tập đoàn Evergrande Trung Quốc đối với tăng trưởng kinh tế của nước này và nhu cầu nguyên liệu dự báo sẽ có những tác động đến giá cao su.
Hoạt động sản xuất của Việt Nam hồi phục mạnh mẽ khi nhiều địa phương phía Nam thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, từ đó thúc đẩy xuất khẩu cao su tăng cao trở lại.
Giá cao su chạm đỉnh 6 tháng, kỳ vọng tiếp tục tăng nhờ nhu cầu phục hồi
Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong tháng 11, giá cao su tự nhiên tại các sàn giao dịch chủ chốt ở châu Á có phiên tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng do nguồn cung bị gián đoạn và nhu cầu phục hồi.
Tình hình dịch COVID-19 tại các tỉnh trồng nhiều cao su như Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai vẫn diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất thu hoạch mủ cao su.
Trong tháng 11, mủ cao su tiểu điền được các thương lái thu mua dao động quanh mức 290- 335 đồng/độ TSC.
Giá cao su trong tháng 11 biến động mạnh, giá có phiên tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng (ngày 25/11) với hi vọng ngày càng tăng rằng sản lượng ôtô sẽ phục hồi sau khi sụt giảm do tình trạng thiếu vi mạch.
Tuy nhiên, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã khiến giá cao su giảm trong những ngày cuối tháng.
Với khả năng lây nhiễm nguy hiểm hơn cả biến thể Delta và kháng vắc xin mạnh hơn, thông tin về biến thể mới của virus đã khiến thị trường chứng khoán châu Á và châu Âu đồng loạt lao dốc trong ngày 26/11, khiến giá cao su tự nhiên giao dịch trên thế giới cũng giảm.
Dựa trên những ước tính sơ bộ từ các nước thành viên sản lượng cao su tự nhiên thế giới được điều chỉnh lên 13,836 triệu tấn, tăng 1,8% so với năm 2020.
Theo số liệu cho thấy, thế giới sẽ thiếu hụt 192 nghìn tấn cao su tự nhiên trong năm 2021.
Nguồn cung toàn cầu vẫn bị thắt chặt phần lớn do các trận mưa lũ bất thường, không theo mùa đã ảnh hưởng đến các vùng trồng cao su chính ở Ấn Độ, Thái Lan và Malaysia.
Trong đó, Thái Lan và các vùng trồng cao su chính của Malaysia đã trải qua mùa mưa kéo dài do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina.
Mặt khác, việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 như mở lại biên giới quốc tế của một số quốc gia và nối lại các hoạt động kinh tế hơn đã góp phần đáng kể vào sự phục hồi của ngành cao su.