Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 14/2/2022, lúc 10h00, kỳ hạn tháng 6/2022, tăng mạnh lên mức 251,6 JPY/kg, tăng mạnh 1,2 yên, tương đương 0,48%.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn Thượng Hải giảm nhẹ 20 CNY, xuống mức 14.455 CNY/tấn, tương đương 0,14%.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng liên tiếp lên mức cao nhất 2,5 tháng, được thúc đẩy bởi giá cao su tại Thượng Hải và giá nguyên liệu tăng mạnh.
Giá cao su tại Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần do giá tại Thượng Hải giảm và cổ phiếu toàn cầu giảm trong bối cảnh căng thẳng ngày càng tăng giữa Nga và các nước phương Tây.
Trong khi đó, lo ngại về sản lượng ôtô giảm bởi đại dịch lây lan mạnh cũng gây áp lực thị trường.
Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Ấn Độ cho biết, doanh số bán ôtô tiếp tục giảm trong tháng 12/2021, với doanh số bán xe du lịch giảm hơn 13% so với cùng kỳ năm 2020 và doanh số xe hai bánh giảm gần 11%.
Giá cao su thế giới dự báo có thể sẽ tăng trong quý I/2022 do nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến thiếu hụt bởi nguồn cung cao su Đông Nam Á đang bị thời tiết xấu ảnh hưởng đến sản lượng mủ tự nhiên.
Năm 2022, Việt Nam có khả năng hưởng lợi kép cả về lượng xuất khẩu và trị giá do thế giới vẫn khan hiếm nguồn nguyên liệu cao su, giá mủ cao su tiếp tục tăng hoặc neo ở mức cao.
Nhu cầu nhập khẩu cao su của Nhật Bản tương đối lớn
Nhu cầu nhập khẩu cao su của Nhật Bản có xu hướng tăng do các nhà đầu tư nội địa nước này đẩy mạnh mua vào sau khi giá chạm mức thấp nhất 3 tuần trở lại đây bởi các dấu hiệu về sự gián đoạn sản xuất ôtô do thiếu chip và linh kiện suy giảm – ảnh hưởng bởi đại dịch và sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Dự báo nhu cầu nhập khẩu cao su của Nhật Bản sẽ tăng cao vào dịp cuối năm do nhu cầu mua sắm của người dân xứ sở mặt trời mọc vào thời điểm này được các nhà chuyên môn dự báo là tương đối lớn.