Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 2/3/2022, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 7/2022, tăng mạnh lên mức 257,8 JPY/kg, tăng mạnh 2,4 yên, tương đương 0,93%.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 255 CNY, lên mức 13.715 CNY/tấn, tương đương 1,89%.
Giá cao su Nhật Bản tăng mạnh bất chấp lo ngại về Ukraine ảnh hưởng tới tâm lý và việc chốt lời sau ba ngày giá tăng.
Tăng trưởng hoạt động sản xuất của Nhật Bản trong tháng 2 chậm lại xuống mức thấp nhất 5 tháng do biến chủng Omicron và tình trạng thiếu hụt nguyên liệu thô làm ảnh hưởng tới sản lượng của các công ty, ngay cả trước cuộc tấn công của Nga vào Ukraine làm phức tạp triển vọng kinh tế.
Trong năm 2021, Mỹ nhập khẩu 1 triệu tấn cao su tự nhiên, trị giá 1,85 tỷ USD, tăng 24,5% về lượng và tăng 54,8% về trị giá so với năm 2020.
Indonesia, Thái Lan, Bờ Biển Ngà, Việt Nam và Liberia là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tự nhiên cho Mỹ trong năm 2021.
Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ chiếm 4,3%, tăng so với mức 3,2% của năm 2020.
Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho Mỹ trong năm 2021 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Hàn Quốc, Đức, Mexico trong tổng nhập khẩu của Mỹ giảm trong khi thị phần của Nhật Bản, Nga lại tăng.
Giá cao su dự báo sẽ tăng trong quý I?
Năm 2022, thị trường kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, sau khi các ngân hàng trung ương lớn tung ra các gói cứu trợ.
Giá cao su thế giới có thể sẽ tăng trong quý I/2022 do nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến thiếu hụt bởi nguồn cung cao su Đông Nam Á đang bị thời tiết xấu ảnh hưởng đến sản lượng mủ tự nhiên.
Năm 2021, thị trường cao su thế giới gặp khó khăn do thị trường ôtô toàn cầu gặp khủng hoảng chip bán dẫn. Do đó, phần lớn thời gian giá cao su trong năm 2021 đi ngang hoặc giảm, mặc dù cũng có vài đợt tăng, nhưng không kéo dài quá 1 tháng.
Năm 2022, thị trường kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, giá cao su thế giới có thể sẽ tăng trong quý I/2022 do nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến thiếu hụt bởi nguồn cung cao su Đông Nam Á đang bị thời tiết xấu ảnh hưởng đến sản lượng mủ tự nhiên.
Trong khi đó, hoạt động xuất nhập khẩu đang gặp khó khăn do dịch bệnh, các cảng biển hoạt động khó khăn khi tình trạng thiếu container khá trầm trọng.
Năm 2022, Việt Nam có khả năng hưởng lợi kép cả về lượng xuất khẩu và trị giá do thế giới vẫn khan hiếm nguồn nguyên liệu cao su, giá mủ cao su tiếp tục tăng hoặc neo ở mức cao.