Giá cao su hôm nay 28/3/2023: Trái chiều nhau

(VOH) – Giá cao su ngày 28/3 trái chiều tại thị trường châu Á. Thổ Nhĩ Kỳ tăng xu hướng nhập khẩu cao su Việt Nam.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo, giá cao su ngày 28/3/2023, lúc 15h00, kỳ hạn tháng 8/2023, ghi nhận mức 208,6 JPY/kg, giảm nhẹ 0,4 yên, tương đương 0,19%.

Giá cao su hôm nay 28/3/2023: Trái chiều nhau 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2023 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 95, ghi nhận mức 11.855 CNY/tấn, tương đương 0,81%.

Giá cao su hôm nay 28/3/2023: Trái chiều nhau 2

Cuộc khảo sát Tankan của Reuters cho thấy, các nhà sản xuất lớn của Nhật Bản vẫn bi quan về các điều kiện kinh doanh trong tháng thứ ba liên tiếp vào tháng 3, phản ánh lo lắng về việc tăng trưởng toàn cầu chậm lại có thể ảnh hưởng đến động cơ xuất khẩu của nước này.

Đồng JPY tăng 0,43% lên mức 130,9 JPY đổi 1 USD. Đồng JPY mạnh hơn khiến các tài sản bằng đồng tiền này trở nên đắt đỏ hơn khi mua bằng các loại tiền tệ khác.

Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2023 trên sàn SICOM Singapore mở cửa phiên 23/3 tăng 0,7% lên mức 131,2 US cent/kg.

Giá cao su hôm nay 28/3/2023: Trái chiều nhau 3
Ảnh minh họa - Internet 

Thổ Nhĩ Kỳ tăng xu hướng nhập khẩu cao su Việt Nam

Năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 4 cho Thổ Nhĩ Kỳ, với 35,98 ngàn tấn, trị giá 74,54 triệu USD, tăng 14,4% về lượng và tăng 13,8% về trị giá so với năm 2021.

Qua số liệu có thể thấy, các nhà nhập khẩu cao su của Thổ Nhĩ Kỳ đang dần chú trọng hơn đến cao su tự nhiên của Việt Nam thay vì tập trung nhiều vào các thị trường khác như Thái Lan, Indonesia và Bờ Biển Ngà.

Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này tại thị trường cao su của Thổ Nhĩ Kỳ chính là giá cả và chất lượng sản phẩm của cao su Việt Nam đang dần có ưu thế cạnh tranh so với các nguồn cung cấp khác.

Các chuyên gia dự đoán trong thời gian tới Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu cao su, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể đa dạng hóa thị trường xuất khẩu bên cạnh các thị trường khó tính hơn như Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc.