Giá phân bón tại khu vực Tduy chỉ có phân urê Phú Mỹ không thay đổi so với hôm qua.
Giá phân urê Phú Mỹ được bán ra với mức giá 565.000 - 580.000 đồng/bao và ure Cà Mau có giá là 600.000 - 620.000 đồng/bao. Giá bán của phân kali miểng Cà Mau vẫn niêm yết trong khoảng 590.000 - 620.000 đồng/bao.
Đối với phân NPK 16 - 16 - 8 Việt Nhật và hai loại Cà Mau, Phú Mỹ, giá bán lần lượt ghi nhận tại mức 680.000 - 700.000 đồng/bao và 670.000 - 720.000 đồng/bao. Giá phân NPK 20 - 20 - 15 Ba con cò cũng không có thay đổi so với ngày 8/11, tương đương với mức 890.000 - 910.000 đồng/bao.
Phân DAP Đình Vũ tiếp tục đi ngang trong khoảng 750.000 - 790.000 đồng/bao và DAP Hồng Hà khoảng 1.100.000 - 1.130.000 đồng/bao.
Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Trung
Giá phân bón tại khu vực miền Trung hôm nay không có biến động mới so với hôm qua.
Gía phân lân loại Lâm Thao với mức giá thấp nhất là 260.000 - 280.000 đồng/bao, cao hơn một chút so loại Văn Điển với mức giá 280.000 - 320.000 đồng/bao.
Kế đến là phân ure Phú Mỹ, Ninh Bình đang được niêm yết giá lần lượt tại mức 570.000 - 620.000 đồng/bao và 560.000 - 610.000 đồng/bao. Đối với phân kali bột Phú Mỹ và Hà An, giá bán tiếp tục duy trì trong khoảng 660.000 - 690.000 đồng/bao.
Phân NPK 16 - 16 - 8 Đầu Trâu có giá không đổi là 790.000 - 820.000 đồng/bao, Phú Mỹ là 780.000 - 810.000 đồng/bao và Lào Cai là 770.000 - 790.000 đồng/bao.
Giá bán của phân NPK 20 - 20 - 15 Đầu Trâu và Song Gianh cũng đi ngang tại mức tương ứng là 990.000 - 1.040.000 đồng/bao và 980.000 - 1.000.000 đồng/bao.
Tờ New York Times (Mỹ) cho biết, người nông dân tại các quốc gia thu nhập thấp đang chật vật vì phân bón khan hiếm và đắt đỏ, năng suất giảm sút, giá lương thực tăng cao và nạn đói lan rộng.
Với người nông dân, không thể mua nổi phân bón, đó thực sự là bi kịch. Họ không thu hoạch đủ nông sản để cung cấp cho gia đình, không có sản phẩm dôi dư để bán lấy tiền. Trong khi đó, giá thực phẩm tăng vọt do lạm phát.
Xung đột Nga - Ukraine làm giảm lượng xuất khẩu ngũ cốc và khiến giá các mặt hàng chủ lực như lúa mì từ Ai Cập đến Indonesia tăng vọt. Nguồn cung cấp lương thực thế giới cũng bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu với sóng nhiệt, hạn hán, lũ lụt.