Giá thép trong nước ổn định
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát không có biến động, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.360 đồng/kg; trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.570 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.680 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; còn với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.410 đồng/kg.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát ổn định từ ngày 12/10 tới nay, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.600 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý tiếp đà đi ngang 23 ngày liên tiếp, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.510 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.720 đồng/kg.
Giá thép hôm nay (3/11) tiếp tục bình ổn với thị trường trong nước; Tập đoàn thép Nippon của Nhật Bản đã nâng dự báo lợi nhuận ròng cả năm lên 12%. Ảnh: luxtimes
Giá thép hôm nay (3/11) tiếp tục bình ổn với thị trường trong nước; Tập đoàn thép Nippon của Nhật Bản đã nâng dự báo lợi nhuận ròng cả năm lên 12%. Ảnh: luxtimes
Thép Việt Đức giữ nguyên giá bán so với ngày hôm qua, với 2 dòng sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.350 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.660 đồng/kg.
Thương hiệu thép VAS, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.410 đồng/kg.
Thép Việt Sing không có thay đổi, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.510 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 có giá 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát duy trì bình ổn, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.820 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.
Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.260 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.360 đồng/kg.
Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.730 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.940 đồng/kg.
Giá sắt thép xây dựng giảm trên Sàn giao dịch Thượng Hải
Giá thép ngày 17/11, giao tháng 1/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 27 nhân dân tệ xuống mức 3.702 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h45 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Vào hôm thứ Tư (17/11), quặng sắt đã mở rộng đợt tăng giá sang phiên thứ 4 liên tiếp, với giá trên Sàn giao dịch Đại Liên (DCE) đạt mức cao nhất trong 5 tuần, Reuters đưa tin.
Nguyên nhân của chuỗi tăng này là do các thương nhân bám vào hy vọng rằng, các động thái chính sách gần đây của nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với nguyên liệu thô.
Theo đó, hợp đồng quặng sắt DCIOcv1 giao tháng 1/2022 trên Sàn DCE đã chốt phiên cao hơn 2,2% ở mức 734 nhân dân tệ/tấn (tương đương 103,74 USD/tấn).
Trước đó, trong phiên giao dịch buổi chiều, hợp đồng này đã kéo dài mức tăng lên 741 nhân dân tệ/tấn, ghi nhận mức cao nhất kể từ ngày 11/10.
Trong cùng ngày, giá quặng sắt chuẩn SZZFZ2 giao tháng 12/2022 trên Sàn giao dịch Singapore (SGX) tăng đến 5,2% lên 99,60 USD/tấn, chạm mức cao nhất kể từ ngày 16/9.
Giá quặng sắt DCE đã tăng gần 20% trong tháng này sau đợt giảm giá vào tháng 10, và tăng tốc sau thông báo của Trung Quốc vào ngày 11/11 về việc nới lỏng một số quy tắc nghiêm ngặt về COVID-19 - bất chấp số ca mắc ngày càng gia tăng.
1/3 công ty thép Trung Quốc đứng trước nguy cơ phá sản, áp lực đè nặng các ông lớn ngành thép toàn cầu
Ngành thép Trung Quốc đang trải qua thời kỳ u tối hơn bao giờ hết. Trung Quốc đang ở một giai đoạn bấp bênh về tài chính và hơn nữa, một lượng lớn các nhà phân tích tài chính và chứng khoán trên toàn cầu dự báo rằng thậm chí quốc gia này sẽ phải đối mặt với mùa đông khắc nghiệt nhất. Các dự báo trước đó cũng cảnh báo ngành thép có thể sẽ phải đối mặt với khó khăn thậm chí trong 5 năm và có đến 1/3 các công ty thép của nước này có nguy cơ phá sản.
Một vòng xoáy đã tác động mạnh đến nền kinh tế Trung Quốc và trong số các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất phải kể đến thép và quặng sắt. Có thể nói cuộc khủng hoảng hiện tại bắt nguồn từ 1 năm trước khi nhà phát triển bất động sản hàng đầu của Trung Quốc - Evergrande thông báo rằng họ không thể tiếp tục chi trả khoản nợ 300 tỷ USD.
Điều này đã gây ra nhiều xáo trộn trên thị trường không chỉ riêng thời điểm đó mà còn tác động trong dài hạn. Gần đây Trung Quốc cũng đã tung ra gói kích thích kinh tế hỗ trợ ngành bất động sản. Tuy nhiên nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng quá muộn để có thể thay đổi tình hình khi còn rất nhiều các yếu tố khác như các đợt bùng phát dịch, tình trạng cắt điện thường xuyên và xung đột giữa Nga và Ukraine làm phức tạp thêm tình hình.
Trung Quốc không chỉ là một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới mà còn là nước tiêu thụ thép lớn nhất. Quốc gia này đã trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất vào năm 1996 và sản lượng đã đạt mức kỷ lục 1,07 tỷ tấn vào năm 2020.