Chờ...

Giá thép xây dựng hôm nay 10/6: Giá thép và quặng sắt bật tăng

(VOH) Giá thép ngày 10/6 tăng trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá quặng sắt tăng với hợp đồng quặng Đại Liên có lúc tăng 5,4% do lo lắng về nguồn cung thúc đẩy giá nguyên liệu thô sản xuất thép này.

Giá thép thế giới tiếp tục đi lên

Giá thép ngày 10/6, giá giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 157 nhân dân tệ lên mức 5.190 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h30(giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng hôm nay 10/6/2021
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn).

Giá thép xây dựng hôm nay 10/6: Giá thép và quặng sắt bật tăng 2

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa tăng 4% lên 1.175 CNY (183,78 USD)/tấn, trong phiên giá đã tăng lên 1.191,5 CNY.

Quặng sắt tại Singapore tăng 1,5% lên 203,65 USD/tấn. Giá quặng sắt tăng bất chấp cơ quan kế hoạch nhà nước Trung Quốc cam kết sẽ tăng cường giám sát giá hàng hóa và thị trường.

Những lo ngại về nguồn cung quặng sắt tại Trung Quốc cũng thúc đẩy giá giao ngay, với quặng sắt hàm lượng 62% Fe tăng lên 209 USD/tấn trong ngày 8/6, cao nhất kể từ ngày 19/5, theo công ty tư vấn số liệu SteelHome.

Tồn kho quặng sắt tại các cảng Trung Quốc giảm xuống 127,65 triệu tấn trong tuần trước, thấp nhất kể từ ngày 5/2, trong khi lượng nhập khẩu giảm so với tuần trước và một năm trước.

Một báo cáo của Crisil cho biết, các nhà sản xuất thép lớn của Ấn Độ đã đạt được những bước tiến lớn về cả hoạt động và hiệu quả tài chính, tăng thị phần thêm 500 điểm cơ bản (bps) so với cùng kỳ năm ngoái lên 58%.

Báo cáo chỉ ra rằng, sự cải thiện này được thúc đẩy nhờ vào các yếu tố như hiệu quả chuỗi cung ứng, xuất khẩu cao hơn và các mỏ khai thác hạn chế tác động của tình trạng thiếu quặng sắt.

Tỷ lệ công suất của các nhà sản xuất này dự kiến sẽ tăng trong năm tài chính 2022 sau khi nhà máy Sajjan Jindal-led Dolvi đi vào hoạt động với công suất mở rộng lên đến 5,6 triệu tấn.

Việc tăng cường xuất khẩu đã phần nào hỗ trợ cho tình trạng nhu cầu mờ nhạt trong nước, đặc biệt là trong quý kết thúc của năm tài chính 2021 và quý đầu tiên của năm tài chính 2022.

Đồng thời, báo cáo cũng cho thấy, các nhà sản xuất thép lớn của Ấn Độ đã giành được thị phần trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực thép dài. Do đó, họ hoạt động ở mức sử dụng hơn 80% so với mức 62% của các nhà sản xuất thép vừa và nhỏ.

Song song đó, các nhà sản xuất thép lớn cũng được hưởng lợi nhiều hơn từ sự phục hồi của giá thép nhờ vào sự thống trị của thép dẹt trong danh mục đầu tư của họ.

Cụ thể, giá thép dẹt trong nước đã tăng gần gấp đôi lên 72.000 rupee/tấn vào tháng 6/2021 từ mức 38.000 rupee/tấn vào tháng 6/2020. Cũng trong giai đoạn này, giá thép dài tăng 1,4 lần lên mức 57.900 rupee/tấn.

Sự phục hồi về giá, được thúc đẩy bởi chính sách xanh của Trung Quốc, có thể mang đến lợi ích lớn trong nửa đầu năm tài chính 2022, với giá thép dẹt tăng 70% kể từ tháng 4.

Theo báo cáo, giá thép dự kiến sẽ giảm trong nửa cuối năm tài chính này, tuy nhiên, mức giá vẫn sẽ cao hơn 40 - 45% so với cùng kỳ năm ngoái, Business Standard đưa tin.

Hàng loạt bộ ngành vào cuộc chặn đà tăng giá thép

 Thời gian qua, giá thép liên tục tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến các ngành sản xuất, đặc biệt là xây dựng.

Tại cuộc họp về công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2021, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã giao các Bộ có các biện pháp liên quan đến mặt hàng này và nhiều giải pháp đã được đưa ra.

Bộ Công Thương đã dự kiến các giải pháp: kiểm soát xuất khẩu đối với các loại thép trong nước đang có nhu cầu; rà soát nguyên liệu đầu vào; tăng cường quản lý thị trường để ngăn chặn hiện tượng đầu cơ tăng giá thép...

Bộ Tài chính cho rằng xem xét việc điều chỉnh chính sách thuế tự vệ đối với phôi thép và các sản phẩm thép xây dựng để giảm giá thành nguyên liệu đầu vào.

Trong khi đó, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở xây dựng cập nhật giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng phù hợp mặt bằng giá mới; đặc biệt là đề nghị các bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, UBND các tỉnh, thành phố đánh giá tác động giá thép đến tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước để từ đó kiến nghị Chính phủ và các cơ quan ban hành chính sách được đảm bảo đồng bộ.

Bộ Công Thương mới đây cũng nhấn mạnh sẽ phải tính tới các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm từng bước điều chỉnh nguồn cung thép, định giá thép, tránh hiện tượng đầu cơ ép giá để trục lợi. Bộ đang xem xét và lắng nghe đóng góp ý kiến của các chuyên gia trong đó có ý kiến về lập Quỹ bình ổn, hay như cần các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng nhằm kiểm soát giá thép. Các giải pháp sẽ được đánh giá thấu đáo trước khi Bộ đưa ra những quyết định nhằm hạ nhiệt giá thép trên thị trường.

Giá thép đồng loạt giảm giá

 Giá thép xây dựng trong nước vừa được các công ty thép nội địa đồng loạt giảm giá nhẹ. Mức giảm khoảng 500 - 800 đồng/kg.

Theo đó, 3 công ty thép là Hoà Phát, Việt Đức và Việt Ý đều đồng loạt thông báo điều chỉnh giá thép ở mức như nhau. Cụ thể, thép cuộn các loại giảm 800 đồng/kg; thép cây các loại giảm 500 đồng/kg.

Sau giảm giá, giá các mặt hàng thép cuộn và thép cây vẫn còn ở mức trên 17.000 đồng/kg (chưa bao gồm thuế) tuỳ từng công ty.

Giá thép hôm nay ngày 10/6/2021 tại 3 miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam

Giá thép xây dựng hôm nay 10/6: Giá thép và quặng sắt bật tăng 3