Giá thép xây dựng hôm nay 24/08/2020: Giá thép giảm, giá quặng sắt tăng

(VOH) - Giá thép hôm nay giảm nhẹ 6 đồng nhân dân tệ xuống 3.733 nhân dân tệ/tấn, giá quặng sắt giao ngay đã tăng và là mức tăng cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2014.

Giá thép thế giới giảm nhẹ

Giá thép hôm nay giao tháng 1 năm 2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 6 đồng nhân dân tệ xuống 3.733 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30, ngày 24/08, giờ Việt Nam.

Giá thép xây dựng hôm nay 24/08/2020

Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Theo báo cáo giá của cơ quan hàng hóa Argus, giá quặng sắt giao ngay đã tăng lên khoảng 130 USD/tấn vào hôm thứ Ba (18/8), đây là mức tăng cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2014.

Tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc đã nhập khẩu quặng sắt nhiều hơn 11,8% so với cùng kì năm ngoái.

Theo tính toán của Reuters, tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc đã nhập khẩu quặng sắt nhiều hơn 11,8% so với cùng kì năm ngoái. Nước này cũng ghi nhận sản lượng thép thô kỉ lục được sản xuất trong tháng 7 năm nay.

China Steel Corp, nhà sản xuất thép lớn nhất Đài Loan trong ngày hôm qua (23/8) cho biết, họ sẽ tăng giá sắt thép trung bình với mức 3,36% đối với hàng hoá giao trong nước.

Trung Quốc đang dần phục hồi hoạt động kinh doanh sản xuất, qua đó thúc đẩy nhu cầu thép.  Trong khi nhà sản xuất quặng sắt hàng đầu thế giới là Brazil vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề do tác động của đại dịch COVID-19, China Steel thông tin.

Giá thép nội địa tại Trung Quốc đã tăng 40 USD/tấn, trong khi thép xuất khẩu tại Việt Nam sẽ điều chỉnh tăng lên mức 45 USD/tấn. Còn tại Nhật Bản, giá thép giao tháng 10 sẽ đạt ngưỡng 550 USD/tấn, China Steel cho biết thêm.

Hôm thứ Sáu (21/8) nhà sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc là Baowu Steel Group thông báo rằng họ sẽ mua 51% cổ phần của Taiyuan Iron & Steel Group Co Ltd (TISCO) như một phần trong nỗ lực trở thành nhà lãnh đạo thép toàn cầu với sản lượng hàng năm đạt mức 100 triệu tấn.

Baowu Steel Group được thành lập vào tháng 12 năm 2016 sau sự hợp nhất của Tập đoàn Baosteel có trụ sở tại Thượng Hải và Tập đoàn Sắt & Thép Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc.

Đây là nhà sản xuất thép có năng lực cạnh tranh mạnh nhất tại quốc gia tỉ dân với tổng sản lượng 95,46 triệu tấn vào năm 2019. TISCO có trụ sở tại Sơn Tây với công suất hàng năm vào khoảng 12,94 triệu tấn. Đây cũng là công ty hàng đầu thế giới về sản xuất thép không gỉ, theo China Daily.

Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu sắt thép nhiều nhất 7 tháng 2020

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sắt thép Việt Nam nhiều nhất trong 7 tháng đầu năm nay với 1,46 triệu tấn trị giá hơn 585 triệu USD. So cùng kì tăng đến 1.830% về lượng và tăng 1.410% về kim ngạch.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu sắt thép của cả nước đạt trên 4,79 triệu tấn trị giá 2,53 tỉ USD với giá xuất trung bình 528,1 USD/tấn. So cùng kì năm trước tăng 24% về lượng, tăng 0,4% kim ngạch nhưng giảm 19% về giá.

Riêng tháng 7, lượng sắt thép xuất khẩu đạt 885.366 tấn trị giá trên 447 triệu USD, giá trung bình 504,9 USD/tấn.

Top 10 thị trường xuất khẩu sắt thép Việt Nam được giá cao nhất cho thấy xuất sang Hong Kong có giá cao nhất 2.529 USD/tấn; kế đến là một số thị trường châu Âu đạt trên 1.000 USD như Argentina, Đức, Italy hay Thổ Nhĩ Kỳ...

7 tháng đầu năm cho thấy có đến 68% số thị trường xuất khẩu sắt thép giảm kim ngạch so với cùng kì năm trước.

Trong đó, xuất khẩu sang Ai Cập giảm mạnh nhất 96% cả về lượng và kim ngạch, đạt 51 tấn trị giá 0,04 triệu USD; Saudi Arabia giảm 88% lượng và giảm 87% kim ngạch đạt 577 tấn trị giá 0,46 triệu USD...

Tuy nhiên xuất khẩu vẫn tăng mạnh ở một số thị trường như Đức tăng 222% lượng và tăng 153% kim ngạch, đạt 1.923 tấn trị giá 2,5 triệu USD; Brazil tăng 198% lượng và tăng 147% kim ngạch, đạt 16.602 tấn tương đương 12,4 triệu USD; Đài Loan tăng 112% lượng và tăng 73% kim ngạch, đạt 167.593 tấn trị giá 85,5 triệu USD.

Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu sắt thép nhiều nhất 7 tháng đầu năm ghi nhận Trung Quốc dẫn đầu với 1,46 triệu tấn trị giá 585,4 triệu USD, giá trung bình 401,4 USD/tấn. So cùng kì tăng mạnh 1.833% về lượng, tăng 1.410% về kim ngạch nhưng giảm 22% về giá. Lượng tiêu thụ của Trung Quốc chiếm 30% tổng lượng và chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu sắt thép cả nước.

Đứng thứ hai về tiêu thụ sắt thép của Việt Nam là Campuchia đạt 901.383 tấn tương đương 476 triệu USD, giá 527,7 USD/tấn. So cùng kì giảm 13% lượng, giảm 23% kim ngạch và giảm 11,5% về giá.

Giá thép xây dựng hôm nay 21/08/2020: Giá thép tăng, giá quặng sắt giảm- Giá thép ngày 21/08 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 20 đồng nhân dân tệ. Trong khi đó, giá thép cuộn cán nóng giảm 0,2%, còn thép không gỉ tăng 0,1%, giá quặng sắt cũng giảm.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 24/08/2020: USD dự báo tăng trong tuần – Mở đầu tuần giao dịch, USD tăng trong bối cảnh kinh tế Mỹ cần thêm các biện pháp hỗ trợ mới để xoa dịu tác động tiêu cực từ COVID-19.