Giá thép xây dựng hôm nay 4/11: Bất ngờ tăng trở lại

(VOH) - Giá thép hôm nay 4/11nphục hồi tăng trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá than luyện cốc tăng hơn 14% trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt, cùng với đó là giá than cốc cũng tăng.

Giá thép hôm nay tăng

Giá thép ngày 4/11, giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 16 nhân dân tệ lên mức 4.347 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng hôm nay 4/11/2021
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá thép xây dựng hôm nay 4/11: Bất ngờ tăng trở lại sau nhiều phiên giảm 2

Giá than luyện cốc tại Trung Quốc tăng – lần đầu tiên – trong 6 phiên giao dịch, tăng hơn 14% trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt, cùng với đó là giá than cốc cũng tăng.

Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc tăng 12,7% lên 2.477 CNY/tấn, trong phiên có lúc tăng 14,1% lên 2.507 CNY (391,8 USD)/tấn, mức thay đổi % lớn nhất kể từ ngày 22/11/2016. Giá than cốc tăng 8% lên 3.215 CNY/tấn, sau khi tăng 9,5% trong đầu phiên giao dịch. Giá quặng sắt giảm 0,4% xuống 590 CNY/tấn và giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc giảm 5 USD xuống 102 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.

Giá than cốc hiện tại cao hơn khoảng 1.100 CNY (171,9 USD)/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2022, trong khi giá than luyện cốc giao ngay cao hơn vài trăm CNY, Huatai Futures cho biết.

Vào hôm thứ Ba (2/11), Chính phủ Anh cho biết, quốc gia này sẽ cùng với Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu nâng cao sản lượng thép phát thải gần bằng 0 ở tất cả các nơi trên thế giới vào năm 2030.

Trong một tuyên bố, Anh cho biết, hơn 40 nhà lãnh đạo thế giới đã đồng ý kế hoạch cung cấp công nghệ sạch và giá cả phải chăng trên toàn cầu vào năm 2030.

Theo kế hoạch, thép là lựa chọn ưu tiên trên thị trường toàn cầu, với việc sử dụng và sản xuất thép hiệu quả với mức phát thải bằng 0, được thiết lập và phát triển ở mọi khu vực vào năm 2030.

Ngoài ngành thép, kế hoạch này cũng sẽ tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng, vận tải đường bộ, hydro và nông nghiệp.

Thỏa thuận được công bố tại Hội nghị Khí hậu toàn cầu (COP26) ở Glasgow, nơi các nhà lãnh đạo đã cam kết cắt giảm khí metan và ngăn chặn nạn phá rừng vào cuối thập kỷ, giúp làm chậm quá trình biến đổi khí hậu.

Ngành công nghiệp thép là một trong những ngành phát thải CO2 lớn nhất trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia sản xuất hơn một nửa lượng thép trên toàn cầu.

Các bên ký kết đã thống nhất các số liệu để đo lường mục tiêu và thiết lập các sáng kiến hợp tác quốc tế để đạt được mục tiêu đã đề ra, song hiện không cho biết thêm chi tiết.

Trước đó, vào cuối tháng 10, Mỹ và EU cũng đã chấm dứt tranh chấp về thuế thép và nhôm, đồng thời cam kết sẽ làm việc trên một thỏa thuận toàn cầu để chống lại tình trạng sản xuất “bẩn” và quá công suất trong ngành.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, điều này sẽ giúp hạn chế khả năng tiếp cận thị trường Mỹ của các sản phẩm thép “bẩn” đến từ các nước như Trung Quốc, Reuters đưa tin.

Giá thép trong nước điều chỉnh

Từ đầu tháng 10 đến nay, nhiều doanh nghiệp thép đã điều chỉnh mức tăng giá bán khoảng 17.000 -192.000 đồng/kg tùy từng thương hiệu… Còn với xi măng, các doanh nghiệp cũng đua nhau điều chỉnh giá. Cụ thể, Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa) tăng giá bán xi măng bao và rời lên 80.000 đồng/tấn từ ngày 20/10; công ty xi măng Chinfon (TP Hồ Chí Minh) tăng giá bán xi măng PCB 40- PCB 50 là 100.100 đồng/tấn từ ngày 1/11; Cty xi măng Vicem Hoàng Thạch (Hải Dương) tăng giá bán 50.000 đồng/tấn từ ngày 25/10…

Giá thép hôm nay ngày 4/11/2021 tại 3 miền : Bắc Trung Nam

Giá thép xây dựng hôm nay 4/11: Bất ngờ tăng trở lại sau nhiều phiên giảm 3