Giá tiêu hôm nay 14/7/2022: Chững giá

(VOH) – Giá tiêu ngày 14/7 tiếp tục chững giá toàn thị trường. Biến động của tỷ giá hối đoái đã đẩy USDX lên cao ngất ngưởng trước nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới.

Giá tiêu hôm nay 14/7 tiếp tục đi ngang, cao nhất ở ngưỡng 70.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 67.500 đồng/kg tại Gia Lai, Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 68.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 67.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 70.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 69.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 67.500 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

68,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

67,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

68,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

70,500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

69.500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

67, 500

0

Giá tiêu hôm nay 14/7/2022: Chững giá 
Ảnh minh họa - Internet 

Biến động của tỷ giá hối đoái đã đẩy USDX lên cao ngất ngưởng trước nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới và lạm phát vượt mức đã khiến nhà nhập khẩu tiếp tục chờ đợi các chính sách tiền tệ rõ ràng hơn nữa.

Theo báo cáo dữ liệu sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 06/2022 đạt 24.210 tấn tiêu các loại, tăng 2.366 tấn, tức tăng 10,83 % so với tháng trước và giảm 8.721 tấn, tức giảm 26,48% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế khối lượng xuất khẩu hạt tiêu trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt tổng cộng 123.641 tấn tiêu các loại, giảm 30.316 tấn, tức giảm 19,69 % so với khối lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2021.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 6/2022  đạt 4.134 USD/tấn, giảm 8,24 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 5/2022.

Giá tiêu sụt giảm liên tiếp trong vài tháng qua là do chiến sự tại Đông Âu và dịch bệnh covid-19 lây lan khiến tiêu thụ toàn cầu sụt giảm, trong khi nhà nhập khẩu lo ngại việc thắt chặt tiền tệ của các NHTW sắp tới để ngăn chặn lạm phát toàn cầu và kinh tế thế giới suy thoái sẽ khiến hàng hóa nông sản phải gánh thêm lãi suất cơ bản ở mức cao. 

Tại Việt Nam, VPA ước tính sản lượng tiêu Việt Nam trong năm 2022 có thể giảm 10% còn 175.000 tấn. Hiện Việt Nam đang chiếm tới hơn 50% thị phần tiêu trên toàn thế giới.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu toàn cầu sẽ tăng 2-3%/năm sau năm 2030 và có thể đạt mức 1 triệu tấn vào năm 2050. Các chuyên gia nhận định cần phỉa cải tiến chiến lược sâu rộng cả về tổ chức nông dân, kỹ thuật canh tác đến chế biến và tiêu thụ để đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm của các nhà nhập khẩu nước ngoài.

Hàng năm, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 40.000 - 50.000 tấn hạt tiêu từ Việt Nam. Các chuyên gia cho biết, lượng xuất khẩu sang Trung Quốc tiếp tục tăng vọt cho đến cuối năm là động lực cho giá tiêu trong nước.

Chính phủ Ấn Độ đã áp thuế nhập khẩu 52% đối với hạt tiêu có nguồn gốc từ các quốc gia ASEAN như Việt Nam và Campuchia, và 70% đối với hồ tiêu từ quốc gia như Brazil và Trung Quốc. 

Tuy nhiên, theo Thỏa thuận Thương mại Tự do Nam Á (SAFTA), hạt tiêu Sri Lanka chỉ chịu thuế 8% tại Ấn Độ. Và xuất khẩu dưới 2.500 tấn không chịu bất kì mức thuế nào. Đây được xem là điểm bất lợi của tiêu Việt Nam so với Sri Lanka.

Viện Tài trợ Xuất khẩu (LPEI) của Ngân hàng Eximbank Indonesia (IEB) cho biết, xuất khẩu hạt tiêu đen tăng trong quý đầu tiên của năm 2022. 

Nguyên nhân được đánh giá là nhờ sự phục hồi kinh tế toàn cầu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang được kiểm soát ở Indonesia cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Số liệu thống kê cho thấy, xuất khẩu tiêu đen xay và chưa xay của Indonesia trong quý I năm 2022 đạt 17 triệu USD, tăng 44,05% so với mức 11,8 triệu USD được ghi nhận vào cùng kỳ năm trước.

Bình luận