Giá tiêu hôm nay 13/7 đứng yên, cao nhất ở ngưỡng 70.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 67.500 đồng/kg tại Gia Lai, Đồng Nai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 68.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 67.500đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 70.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 69.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 67.500đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
68,500 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
67,500 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
68,500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
70,500 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
69.500 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
67, 500 |
0 |
Giá tiêu hôm nay đi ngang so với cùng thời điểm hôm qua. Hiện nay biến động của tỷ giá hối đoái đã đẩy USDX lên cao kỷ lục trước nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới và lạm phát vượt mức. Điều này khiến nhà nhập khẩu tiếp tục chờ đợi các chính sách tiền tệ rõ ràng hơn nữa. Nhập khẩu đình trệ làm cho thị trường trầm lắng. Hệ lụy là các đơn vị xuất khẩu trong nước mua hàng cầm chừng, và kìm giá xuống thấp hơn nữa.
Theo đánh giá, các nhà nhập khẩu vẫn còn chờ đợi mà chưa dám mua vào để bổ sung nguồn dự trữ đang sụt giảm đáng kể. Như vậy nhìn tổng quan lượng hàng dự trữ của xuất khẩu không dồi dào như trước. Theo các ý kiến của những thành viên Diễn đàn hồ tiêu Việt Nam, tình trạng này có thể kéo dài tới tháng 9/2022. Khi lượng hàng dự trữ xuống thấp và các điều kiện tiền tệ ổn định có thể diễn ra các đợt mua mạnh khoảng thời gian này, khi đó giá tiêu có cơ hội lấy lại những gì đã mất từ đầu vụ.
Trên toàn cầu, giá tiêu các nước cũng sụt giảm liên tiếp trong vài tháng qua. Nguyên nhân do chiến sự tại Đông Âu và dịch bệnh Covid-19 lây lan khiến tiêu thụ giảm. Đồng USD tăng cao đẩy giá tiền Đồng của Việt Nam, đồng Rupiah Indonesia mất giá, dẫn đến giá tiêu khu vực Đông Nam Á liên tục đi xuống.
Tại khu vực Nam Á, đang có sự trái chiều khi giá tiêu Ấn Độ giảm, còn quốc gia bên cạnh là Sri Lanka lại tăng 2 tuần gần đây. Tuy nhiên đây lại là tín hiệu tiêu cựu, khi sự tăng giá tiêu không ghi dấu bởi nhu cầu của quốc gia này tăng, mà do cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đang xảy ra.
uần trước, giá tiêu Việt Nam giảm do VND giảm 1% so với USD. Cụ thể, giá tiêu đen trong nước giảm 1%, từ 3.032 xuống 3.013 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giảm 1%, từ 4.624 xuống 4.594 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 2%, từ 3.730 xuống 3.650 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 1%, từ 5.780 xuống 5.700 USD/tấn.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Hiện tại, Sri Lanka và Việt Nam đang dẫn đầu thị phần hạt tiêu tại Ấn Độ. Việc Sri Lanka đang trong tình trạng khủng hoảng được một số chuyên gia trong ngành dự báo Việt Nam sẽ vươn lại giành vị trí số một tại Ấn Độ về thị phần tiêu. Tuy nhiên, đại diện Hiệp hội Hồ tiêu cho rằng Việt Nam không được hưởng lợi quá nhiều.
Số liệu cho thấy lượng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tiêu sang thị trường Ấn Độ của Việt Nam trong năm 2022 bắt đầu tăng mạnh. Trong khi đó, Sri Lanka đã có dấu hiệu hụt hơi sau một năm bứt tốc mạnh mẽ.
Theo số liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ, trong năm 2021, lượng nhập khẩu tiêu từ Sri Lanka đạt khoảng 14.400 tấn, tăng hơn gấp đôi so với năm 2020. Cùng thời điểm, lượng tiêu nhập khẩu từ Việt Nam 11.417 tấn, chỉ tăng khoảng 10%.
Theo, The Hindu Business Line, việc lượng nhập khẩu tiêu từ Sri Lanka tăng đột biến gây sức ép lên giá tiêu nội địa Ấn Độ. Hiệp hộ Các nhà Kinh doanh và Người trồng tiêu Ấn Độ cho biết giá tiêu đầu tháng 12/2021 từng chạm mốc kỷ lục khoảng 532 rupee/kg nhưng khi lượng tiêu từ Sri Lanka ồ ạt đổ bộ vào thị trường nước này giá tiêu nhanh chóng giảm còn hơn 500 rupee/kg vào giữa tháng.
Thế nhưng, bước sang năm 2022, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Sri Lanka sang Ấn Độ bắt đầu chững lại. Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tiêu của Sri Lanka chỉ tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên 5.390 tấn. Trong khi đó, Việt Nam tăng tốc 36,6% lên 4.688 tấn.
Xu hướng này tiếp tục kéo dài đến tháng 6, khi luỹ kế nửa đầu năm nay, lượng tiêu của Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ tăng 17,3% lên 9.522 tấn (theo số liệu của VPA).
Mặc dù Việt Nam và Sri Lanka vẫn dẫn đầu thị phần nhưng “miếng bánh” san sẻ cho các đối thủ như Brazil và các tiểu vương quốc Arab (UAE) khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tiêu sang Ấn Độ của 2 quốc gia này lên tới 78% và 724%. So với năm 2021, thị phần của Brazil trong 4 tháng đầu năm nay tăng tới 10 điểm phần trăm.
Còn thị phần của Việt Nam và Sri Lanka giảm lần 4 - 8 điểm phần trăm xuống lần lượt 27% và 31%.
Theo Hiệp hội Gia vị Sri Lanka, năm 2021, sản lượng tiêu của nước này đạt khoảng 25.000 tấn. Do vậy, khi nhìn vào con số xuất khẩu có thể thấy Ấn Độ đóng vai trò quan trọng bởi thị trường này tiêu thụ gần 60% lượng tiêu mà Sri Lanka sản xuất. Còn với Việt Nam, Ấn Độ chiếm tỷ trọng chỉ 5%. Tuy nhiên, tỷ trọng này tăng lên gần 8% trong 6 tháng đầu năm nay.
Trong năm 2022, sản lượng hồ tiêu của Sri Lanka có thể giảm mạnh 20% so với năm 2021 còn 20.000 tấn.
Còn tại Việt Nam, VPA ước tính sản lượng tiêu Việt Nam trong năm 2022 có thể giảm 10% còn 175.000 tấn. Hiện Việt Nam đang chiếm tới hơn 50% thị phần tiêu trên toàn thế giới.
Chính phủ Ấn Độ đã áp thuế nhập khẩu 52% đối với hạt tiêu có nguồn gốc từ các quốc gia ASEAN như Việt Nam và Campuchia, và 70% đối với hồ tiêu từ quốc gia như Brazil và Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo Thỏa thuận Thương mại Tự do Nam Á (SAFTA), hạt tiêu Sri Lanka chỉ chịu thuế 8% tại Ấn Độ. Và xuất khẩu dưới 2.500 tấn không chịu bất kì mức thuế nào. Đây được xem là điểm bất lợi của tiêu Việt Nam so với Sri Lanka.