Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 70.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 67.500 đồng/kg tại Gia Lai.
Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 69.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 67.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 70.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 70.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 68.500 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
69.000 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
67.500 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
69.000 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
70.500 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
70.000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
68.500 |
0 |
Giá tiêu trong nước hôm nay đang duy trì ổn định so với hôm qua.
Dù được dự báo hồi phục từ nay đến cuối năm, nhưng trong ngắn hạn, giá tiêu vẫn chịu sức ép từ nhu cầu giảm từ các nước nhập khẩu và đồng USD neo ở mức cao. Các nhà nhập khẩu không vội vàng bổ sung kho dự trữ hồ tiêu vẫn đang ở mức an toàn.
Qua đó ảnh hưởng đến các sàn nông sản trong đó có hồ tiêu. Theo chuyên gia, hướng tăng của thị trường tuần này bị hạn chế còn bởi nguồn vốn trong nước đang dần chuyển sang thu mua vụ cà phê sắp thu hoạch.
Từ đầu tháng 10/2023, các đại lý rục rịch bán hồ tiêu trong kho đẩy thị trường mất 1.500 đồng/kg trong vòng 15 ngày qua. Nhìn tổng thể, thị trường đang trong một "bức tranh xám màu
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã mở ra cơ hội lớn cho ngành hồ tiêu và gia vị Việt Nam với nhiều dòng thuế được hưởng mức thuế suất 0% tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác như Brazil và Indonesia.
Đối thủ chính của Việt Nam là Brazil đang mất dần thị phần tại EU do các vấn đề liên quan đến nhiễm khuẩn Salmonella trên hồ tiêu.
So với Brazil, Việt Nam vẫn giữ được lợi thế trước mắt nhưng về lâu dài cần tiếp tục nâng cao chất lượng, khai thác các phân khúc thị trường khác nhau.
Do EU liên tục cập nhật và tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch, các tiêu chí tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu.
Bên cạnh lợi thế cạnh tranh về giá, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hướng đến việc cạnh tranh thông qua việc thỏa mãn các yêu cầu, tiêu chí nghiêm ngặt từ EU để giữ vững vị thế và đồng thời tham gia sâu hơn vào các thị trường khác.
Giá tiêu thế giới
Khảo sát phiên giao dịch ngày 16/10, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 4.147 USD/tấn, giảm 0,05%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.150 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 6.244 USD/tấn, giảm 0,05%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn. Giá tiêu đen (Ấn Độ) ASTA giảm 0,01%, ở mức 7.576 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.500 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 3.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.100 USD/tấn.
Giá tiêu thế giới hôm nay không đổi tại tất cả các quốc gia.
Thị trường tiêu đen thế giới có xu hướng ổn định trong tháng 9. Tính đến ngày 20/9, giá tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia vẫn giữ ở mức 4.900 USD/tấn; giá tiêu đen ASTA 570 Brazil ở mức 2.900 USD/tấn.
Tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu chào bán đã kéo dài đà đi ngang trong tháng thứ 4 liên tiếp với loại 500 và 550 g/l dao động ở mức 3.500 - 3.600 USD/tấn
Còn tại Indonesia, sau khi tăng mạnh vào tháng trước giá tiêu đen Lampung đã giảm nhẹ 1% trong tháng 9 xuống còn 4.312 USD/tấn. Giá tiêu Ấn Độ có xu hướng tăng kể từ giữa tháng 7 do nhu cầu cao trong mùa lễ hội, trong khi tồn kho ở mức thấp.