Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu hôm nay 28/7/2023: Tăng mạnh 500 đồng/kg, giá xuất khẩu tăng thêm 100 USD/tấn

VOH - Giá tiêu ngày 28/7 tăng mạnh 500 đồng/kg, giá tiêu xuất khẩu tăng thêm 100 USD/tấn, mỗi năm các doanh nghiệp Việt có thể chế biến trên 140.000 tấn hồ tiêu.
Giá tiêu hôm nay 28/7/2023
Ảnh minh họa: Internet

Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 70.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 67.000 đồng/kg tại Gia Lai.

Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg, dao động trong mức 68.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 67.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 70.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 69.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 67.500 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

68.000

+500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

67.000

+500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

68.000

+500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

70.000

+500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

69.000

+500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

67.500

+500

Nửa đầu tháng 7/2023, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 7.063 tấn, với giá trị kim ngạch 26,05 triệu USD, đưa xuất khẩu 6,5 tháng đầu năm lên đạt 159.715 tấn, tăng 20,39% về lượng và giảm 14,75% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 3.688 USD/tấn, tăng 2,08% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 6/2023.

Ngành hồ tiêu Việt Nam đang có năng lực chế biến cao, mỗi năm các doanh nghiệp Việt Nam có thể chế biến tới trên 140.000 tấn hồ tiêu. Tỷ lệ hàng qua chế biến hiện chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam.

Bên cạnh những thuận lợi thì ngành hồ tiêu nước ta cũng gặp phải những thách thức lớn, như việc chuyển hướng bỏ trồng hồ tiêu sang trồng cây có lợi nhuận cao hơn, dẫn đến sản lượng tiêu giảm.

Đối với xuất khẩu, dự báo xuất khẩu tiêu sẽ gặp khó khăn trong những tháng cuối năm do các thị trường lớn phục hồi chậm, lượng hàng tồn từ năm trước cũng là nguyên nhân khiến các nhà nhập khẩu giảm thu mua hạt tiêu từ Việt Nam. Bên cạnh đó, việc thu mua liên tục từ đầu năm đến nay cho thấy có thể nguồn hàng dự trữ đã được Trung Quốc mua gần đủ nên họ chưa cần thiết mua thêm.

Ngoài ra, việc EU quyết định không nhập khẩu các mặt hàng nông sản được trồng trên đất có nguồn gốc phá rừng sẽ phần nào tác động tiêu cực lên giá hồ tiêu.

Giá tiêu thế giới tăng

Khảo sát phiên giao dịch ngày 28/7, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.733 USD/tấn, tăng 0,19%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 2.900 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok 6.463 USD/tấn, tăng 0,19%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.500 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 3.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.100 USD/tấn, tăng 1,96%. Như vậy Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế đã điều chỉnh giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam sau khoảng thời gian khá dài giữ ổn định.

Ngoài những thông tin về vụ thu hoạch năm nay tại Indonesia và Brazil không được như kỳ vọng, mới đây Ấn Độ có nhiều quyết định cấm xuất khẩu một số lương thực, nông sản khiến thị trường hàng hóa thế giới lao đao.

Các diễn biến thời tiết không thuận từ đầu năm thúc đẩy Chính phủ Ấn Độ đi tới những quyết định này. Lệnh dừng xuất khẩu được cho là nhằm thúc đẩy nguồn cung lương thực trong nước và giúp kiểm soát lạm phát. Có những dự đoán sản lượng hồ tiêu của quốc gia này sẽ giảm mạnh vào năm tới. Với mùa lễ hội đang đến, dự đoán giá tiêu tại thị trường này sẽ tăng hơn nữa.

Như vậy bức tranh sản lượng hồ tiêu trong năm nay đã dần hiện rõ, với dự báo giảm tại những quốc gia là Brazil, Indonesia và Ấn Độ; tăng tại Malaysia và Campuchia. Còn tại Việt Nam, số liệu thống kê được đưa ra bởi Hiệp hội hồ tiêu là tăng so với vụ trước.

Bình luận