Chờ...

Giá tiêu ngày 2/8: Thị trường tiếp tục trầm lắng

(VOH) - Giá tiêu ngày 2/8 đi ngang tại hầu hết các địa phương trồng tiêu trọng điểm, thị trường tiếp tục trầm lắng do dịch Covid-19. Giá thế giới cũng không đổi.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 75.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  71.000 đồng/kg  tại  Gia Lai

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định, dao động trong  mức 73.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai đi ngang, dao động ở ngưỡng 71.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không đổi, dao động trong ngưỡng 75.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước đứng giá, dao động ở ngưỡng 74.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  ổn định, dao động ở  ngưỡng 72.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

73,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

71,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

73,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

75.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

74, 000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

72,000

0

Giá tiêu hôm nay 2/8/2021
Ảnh minh họa: internet

Thị trường trong nước đang trong giai đoạn trầm lắng do giãn cách xã hội phòng chống Covid-19. Việc TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ chắc chắn ảnh hưởng đến thị trường trong tháng 8/2021. Trong bối cảnh giãn cách, các công ty xuất khẩu không đi gom hàng được ở đại lý và người dân thì đơn hàng tháng tới lại tiếp tục phải lấy ở kho dự trữ, và tăng cường nhập khẩu.

Indonesia, Trung Quốc, Malaysia và Brazil bước vào vụ thu hoạch mới trong tháng 7 và tháng 8 đã tăng cường nguồn cung tiêu cho toàn cầu. Theo ghi nhận hiện giá tiêu đen của Việt Nam đã tăng 33,1 – 32,8% (945 – 964 USD/tấn) so với đầu năm, giá tiêu đen Indonesia tăng 25,7%, Ấn Độ tăng 17,5%, Malaysia tăng 35,6%, đặc biệt Brazil tăng tới 42,9%. Mức giá 72.000 – 75.000 đồng/kg ở thị trường trong nước đưa giá tiêu đen lên mức cao nhất trong 4 năm rưỡi trở lại đây.

Trong thời gian tới, tuy nguồn cung tăng nhưng theo nhận định lượng tiêu tạm nhập tái xuất của Việt Nam sẽ không nhiều. Vì các nước năm nay cũng dự báo mất mùa, lượng tiêu thu hái sẽ tập trung phục vụ trong nước, trong khi đó giá cước cao, việc thiếu container rỗng sẽ cản trở sự phân phối tiêu trên toàn cầu.

Vì vậy kho tiêu dự trữ của Việt Nam khả năng tiếp tục bị “rút ruột” trong tháng 8/2021, và chỉ chờ hết giãn cách xã hội để mua bù vào. Đến lúc đó sẽ có đợt tăng giá mới cho thị trường trong nước. Ước tính lượng tiêu dự trữ của Việt Nam chừng 40.000 tấn. Tháng 7/2021 có chuyên gia đã dự báo, nếu đến cuối năm giá tiêu đạt mốc 100.000 đồng/kg thì thị trường sẽ bán hết số tiêu dự trữ trên. Hiện nay, giá tiêu cao nhất vẫn ở Bà Rịa – Vũng Tàu, duy trì mốc 75.000 đồng/kg trong khoảng thời gian khá dài.

Giá tiêu thế giới đứng yên

Hôm nay 2/8/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ đi ngang, ở mức 41.650 rupee/tạ. Giá hồ tiêu Ấn Độ tiếp tục lên xuống thất thường từ đầu tuần đến nay, dao động trong biên độ hẹp. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 29/7/2021 đến ngày 4/8/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 311,89 VND/INR.

Giá tiêu ngày 2/8: Thị trường tiếp tục trầm lắng, giá không đổi 2
Giá tiêu ngày 2/8: Thị trường tiếp tục trầm lắng, giá không đổi 3

Trong tháng 5/2021, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc đạt 1,6 nghìn tấn, đưa tổng nhập khẩu hạt tiêu của quốc gia này trong 5 tháng đầu năm lên mức 7,4 nghìn tấn, giảm mạnh 28,1% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện tại, tiêu nguyên hạt vẫn là chủng loại được Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất với thị phần chiếm hơn 90% tổng lượng nhập. Song, trong thời gian gần đây, quốc gia này có xu hướng tăng nhập khẩu hạt tiêu đã xay hoặc nghiền.

Những thị trường cung cấp hạt tiêu chính cho Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm gồm: Indonesia (4,64 nghìn tấn), Việt Nam (1,5 nghìn tấn) và Brazil (550 tấn).

Tuy vậy, nhập khẩu từ các thị trường kể trên đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Trung Quốc tăng nhập khẩu hạt tiêu từ Ấn Độ, Sri Lanka và Hong Kong dù khối lượng không nhiều.