Giá tiêu ngày 30/7: Giá thế giới tăng, trong nước đứng yên

(VOH) - Giá tiêu ngày 30/7 đi ngang tại hầu hết các địa phương trồng tiêu trọng điểm, thị trường tiếp tục trầm lắng do dịch Covid-19. Giá thế giới tăng trở lại.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 75.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  71.000 đồng/kg  tại  Gia Lai

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định, dao động trong  mức 73.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai đi ngang, dao động ở ngưỡng 71.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không đổi, dao động trong ngưỡng 75.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước đứng giá, dao động ở ngưỡng 74.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  ổn định, dao động ở  ngưỡng 72.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

73,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

71,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

73,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

75.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

74, 000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

72,000

0

Giá tiêu ngày 30/7: Giá thế giới tăng, trong nước đứng yên 1
Ảnh minh họa: internet

Hiện thị trường giao dịch đang trầm lắng do một loạt các tỉnh phía Nam áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch Covid-19.

Theo phản ánh của các đơn vị xuất khẩu, các đơn hàng vẫn được ký mới vì từ trước đến nay vẫn chủ yếu làm việc qua mạng, chỉ có khẩu vận chuyển, giao hàng sẽ bị ảnh hưởng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có phương án kỹ càng cho mọi tình huống phát sinh.

Với tình hình như hiện nay, các đơn hàng xuất tháng 8/2021 phải lấy từ trong kho, do việc gom hàng trong dân bị hạn chế vì Chỉ thị 16. Do vậy, khi hết giãn cách các công ty phải tăng cường mua vào để bù đắp. Do vậy giới đầu cơ tin rằng sẽ có 1 đợt tăng giá lên 80.000 đồng/kg ngay sau khi hết giãn cách xã hội ở các tỉnh thành phía Nam.

Theo thông báo của Tổng cục Thống kê ngày hôm qua 29/7, trong 7 tháng năm 2021, hạt tiêu vẫn là 1 trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng. Theo đó, hạt tiêu đạt 599 triệu USD, tăng 49,8% (mặc dù lượng giảm 1,3% nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng do giá xuất khẩu tăng).

Ở trong nước, với mức tăng khá mạnh từ đầu năm đến nay, giá tiêu đen hiện đang cao hơn khoảng 19.000 – 21.500 đồng/kg so với đầu năm nay và cao hơn 1,5 lần so với mức giá 47.000 – 49.500 đồng/kg đạt được của cùng kỳ năm ngoái. Mức giá 72.000 – 75.000 đồng/kg cũng đưa giá tiêu đen trong nước lên mức cao nhất trong 4 năm rưỡi trở lại đây.

Nhìn lại thị trường từ đầu năm 2021, việc giá tiêu tăng mạnh được đánh giá là tương đối bất ngờ và vượt dự đoán của doanh nghiệp lẫn người trồng tiêu. Ngay từ đầu năm, hầu hết nhận định đều cho rằng giá tiêu trong năm 2021 khó tăng mạnh vì cung vẫn vượt cầu, dịch Covid-19 khiến nhu cầu giảm mạnh. Thêm vào đó, tình trạng thiếu container rỗng, giá cước tăng cao càng khiến tình hình khó khăn hơn. Ngoài ra, các nước sản xuất tiêu lớn khác như Brazil, Campuchia tăng sản lượng nên càng gây áp lực lên giá.

Giá tiêu thế giới tăng

Hôm nay 30/7/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ tăng 41,65 rupee/tạ, ở mức 41.675 rupee/tạ. Giá hồ tiêu Ấn Độ tiếp tục lên xuống thất thường từ đầu tuần đến nay, dao động trong biên độ hẹp. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 29/7/2021 đến ngày 4/8/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 311,89 VND/INR.

Trong 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của hai thị trường cung cấp lớn nhất thế giới là Việt Nam và Brazil giảm trong khi nước xuất khẩu lớn thứ ba là Indonesia lại tăng nhẹ.

Về nhập khẩu, lượng hạt tiêu nhập khẩu của Mỹ, Nhật Bản và Canada tăng so với cùng kỳ năm ngoái, song nhập khẩu từ Trung Quốc, Pháp và Hàn Quốc lại giảm.

Theo số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), xuất khẩu hạt tiêu của Brazil trong 5 tháng đầu năm nay đã giảm 4,3% so với cùng kỳ xuống còn 41 nghìn tấn.

Sự sụt giảm này chủ yếu là do lượng tiêu xuất khẩu của Brazil sang thị trường Mỹ, thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của quốc gia này, giảm 17,7% so với cùng kỳ, chỉ đạt 4,9 nghìn tấn.

Bên cạnh đó, lượng tiêu của Brazil xuất khẩu tới Việt Nam và Ai Cập cũng giảm lần lượt là 3,1% và 1,6%. Tuy nhiên, lượng tiêu xuất khẩu của Brazil sang các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) tăng mạnh 67%, Đức tăng 7,8%, Pakistan tăng 63,9%,...