Giá tiêu ngày 30/7: Tuần có nhiều khởi sắc

(VOH) Giá tiêu ngày 30/7 đi ngang, tuần này thị trường cho thấy triển vọng khá tích cực, không có quốc gia nào báo giảm.

Giá tiêu hôm nay 30/7 ổn định, giá cao nhất ở ngưỡng 73.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 70.000 đồng/kg tại Đồng Nai và Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 71.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 70.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 73.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 72.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 70.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

71,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

70,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

71,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

73,500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

72.000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

70, 000

0

Giá tiêu hôm nay 30/7/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay đi ngang so với cùng thời điểm hôm qua. Theo ông Lê Việt Anh, Chánh Văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, những khó khăn, thách thức với xuất khẩu tiêu Việt Nam trong thời gian qua là do ảnh hưởng của xung đột tại Đông Âu, giá dầu tăng, lạm phát kinh tế… khiến nhu cầu toàn cầu giảm nên lượng nhập khẩu hồ tiêu và gia vị của các nước đều giảm.

Trong khi đó, thị trường Trung Quốc theo đuổi chính sách zero Covid-19, nên từ một nước nhập khẩu hồ tiêu lớn thứ 2 thế giới từ 50-60.000 tấn/năm, thì 6 tháng đầu năm 2022 nước này chỉ nhập khoảng 6.000 tấn… sụt giảm rất lớn.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp khiến việc trồng và sản xuất hồ tiêu, gia vị rất khó khăn. Ngoài ra, tình hình sâu bệnh hại, giống vẫn lai tạo chứ chưa có loại giống thuần chủng nào… đang ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất.

 Thị trường đang chững lại ngay sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định tăng lãi suất thêm 0,75%. Đây là lần tăng lãi suất thứ 4 trong năm nay của FED, đưa mức lãi suất tham chiếu tại Mỹ lên mức 2,25% - 2,5%, cao nhất kể từ tháng 12/2018.

Trước khi có quyết định của FED, thị trường hàng hóa nói chung, hồ tiêu nói riêng được hỗ trợ từ xu hướng đồng USD giảm nhẹ. Theo các chuyên gia, việc tăng lãi suất sẽ gây ảnh hưởng đến các quốc gia đang xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ. Vì lãi suất cao sẽ làm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân Mỹ, dẫn đến nhu cầu hàng ngoại sẽ giảm đi.

Lãi suất cao cũng sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các nước đang phát triển để đầu tư vào thị trường Mỹ. Do vậy xuất khẩu hàng hóa sẽ gặp khó khăn. Điều này được thể hiện qua con số xuất khẩu nửa đầu tháng 7/2022 không mấy khả quan. Trước đó, trong tháng 6/2022 thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Quốc ít giao dịch với lượng cung từ quốc gia sản xuất giảm.

Theo báo cáo của Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế, thị trường tuần này cho thấy triển vọng khá tích cực, không có quốc gia nào báo giảm. Sau 3 tuần không có xu hướng tăng, giá tiêu Ấn Độ phản hồi tích cực trong tuần này. Trong khi đó giá tiêu đen Indonesia tiếp tục xu hướng tăng. Ở trong nước, giá tiêu Việt tăng 1.000 - 1.500 đồng/kg tùy từng địa phương so với đầu tuần.

Về dài hạn, bà Firna Azura Ekaputri Hj. Marzuki - Giám đốc Điều hành của Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế cho hay, thị trường tiếp tục nằm trong vùng giảm giá trong quý III/2022, khi thế giới vật lộn với sự suy giảm nhu cầu vào năm 2022 do thâm hụt chuyển sang tồn kho dư thừa, đồng tiền mất giá, lạm phát và nhu cầu tiêu dùng thấp. Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế kỳ vọng thị trường hạt tiêu sẽ ổn định và sẽ tăng lên trong tháng 11 và tháng 12 năm nay.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo Hiệp Hội Hồ tiêu Quốc Tế (IPC), Malaysia là quốc gia sản xuất hồ tiêu lớn thứ 5 trên thế giới, sau Việt Nam, Brazil, Indonesia và Campuchia.

Sản lượng xuất khẩu của nước này ổn định hàng năm khoảng 11.000 tấn trong suốt giai đoạn 2012-2021.

Cùng với sự sụt giảm sản lượng sản xuất năm 2021, lượng xuất khẩu hồ tiêu của Malaysia năm 2021 giảm 13% so với năm 2020. Diện tích hồ tiêu Malaysia giảm 49% từ năm 2012 đến 2021.

Năm 2021, diện tích trồng tiêu của Malaysia ước khoảng 7.499 ha, giảm 1% so với năm trước đó. Tuy nhiên, dự báo cho thấy, diện tích năm 2022 có thể tăng khoảng 3% tương đương 201 ha so với năm 2021 và đạt 7.700 ha.