Tuần qua, giá tiêu tăng 1.500 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên, tăng 2.000 đồng/kg ở vùng Đông Nam Bộ. Thị trường sau chuỗi 4 ngày tăng đã chững lại và đi ngang.
Gía tiêu sáng nay tiếp tục ổn định, cao nhất ở ngưỡng 75.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 71.500 đồng/kg tại Gia Lai
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 73.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai ổn định, dao động ở ngưỡng 71.500đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 74.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 72.000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
73,000 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
71,500 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
73,000 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
75,000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
74,000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
72, 000 |
0 |
Yếu tố tăng mua từ Trung Quốc vẫn chưa rõ rệt, xuất khẩu gom đủ hàng trong tháng, lạm phát tăng cao đang là những yếu tố kìm hãm giá hồ tiêu hiện tại. Lũy kế 5 tháng đầu năm nay xuất khẩu được 102.329 tấn tiêu các loại, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 476 triệu USD, tăng 25,7%. Đáng chú ý lượng hàng xuất sang Trung Quốc rất hạn chế.
Mặc dù đánh giá sự tăng mua của thị trường Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng tăng giá hồ tiêu trong trung hạn, nhưng chúng ta không chỉ quá phụ thuộc vào yếu tố này. Thời gian qua, các DN xuất khẩu đã phải thích nghi với tình trạng giảm mua từ Trung Quốc. Trong đó một phần chuyển về tiêu thụ nội địa với các sản phẩm mới, nâng cao về chất lượng để phù hợp với người tiêu dùng trong nước.
Một phần sẽ tăng cường xuất khẩu vào những thị trường mới, thị trường bị đình trệ sau 2 năm Covid-19. Trong đó đặc biệt chú trọng vào EU. Theo số liệu của Eurostat, năm 2021, EU đã nhập khẩu kỷ lục 104.980 tấn hồ tiêu với trị giá 413,6 triệu Euro, tăng 6,8% về lượng và tăng 28,3% về trị giá so với năm 2020.
Thống kê cũng chỉ ra, Việt Nam hiện đang là nhà cung cấp hồ tiêu lớn nhất vào EU, chiếm đến 34% thị phần hồ tiêu nhập khẩu của thị trường này trong năm 2021, bỏ xa các nhà cung cấp khác như Brazil (chiếm 20%) và Indonesia (chiếm 5%). Ngay cả khi nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu của châu Âu sụt giảm do đại dịch Covid-19 vào năm 2020 thì xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường này vẫn duy trì mức tăng trưởng ấn tượng 8,3%. Điều này cho thấy hồ tiêu của Việt Nam đang ngày càng được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng.
Bà Hoàng Thị Liên - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhận định, EU là thị trường tiềm năng mặc dù khó tính. Hàng rào lớn nhất hiện nay đối với ngành hồ tiêu nói riêng và ngành hàng gia vị đó là các tiêu chí về quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Thị trường EU đặt ra những tiêu chí rất cao và ngày càng mở rộng với mức độ chặt chẽ hơn.
Hiện các DN trong ngành hồ tiêu và gia vị đều đi theo hướng canh tác bền vững, do đó đã thiết lập các chuỗi liên kết sản xuất tại vùng nguyên liệu. Việc liên kết sản xuất chưa đủ mạnh và việc mở rộng liên kết còn gặp nhiều khó khăn do vấn đề về vốn và cả đầu ra xuất khẩu. Dư địa cho ngành hàng hồ tiêu tại thị trường EU còn rất lớn. Tuy nhiên, vẫn còn những lĩnh vực cần cải thiện như đảm bảo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao chất lượng sản phẩm hay tính bền vững cũng như các chứng nhận sản phẩm.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Trong vòng 5 năm trở lại đây, lượng hồ tiêu của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) đã tăng rất mạnh, ngay cả trong thời điểm nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu ở khu vực này sụt giảm do đại dịch COVID-19.
Điều này cho thấy hồ tiêu của Việt Nam đang ngày càng được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng. Đồng thời, việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường khó tính bậc nhất thế giới với các tiêu chuẩn và điều kiện khắt khe cũng khẳng định vị thế cũng như chất lượng của hồ tiêu Việt Nam đang được nâng cao.
Trái lại, Brazil - đối thủ cạnh tranh lớn nhất với Việt Nam trong cuộc đua xuất khẩu hồ tiêu vào EU, lại đang gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị phần tại châu Âu do các vấn đề liên quan đến vi khuẩn salmonella trên hồ tiêu.
Xuất khẩu hồ tiêu của Brazil vào EU đã không có sự cải thiện nào đáng kể trong những năm gần đây và đang có xu hướng giảm dần từ 21.997 tấn năm 2019 xuống mức 21.325 tấn của năm 2020 và chỉ còn 20.743 tấn trong năm 2021.