Giá tiêu ngày 8/6/2022: Đồng loạt giảm 500 đồng/kg

(VOH) Giá tiêu ngày 8/6 giảm 500 đồng/kg. Xuất khẩu tiêu tháng 5 gãy đà phục hồi, giá tiêu nội địa giảm hơn 7-8%.

Giá tiêu sáng nay đồng loạt giảm 500 đồng/kg, cao nhất ở ngưỡng 75.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 71.500 đồng/kg  tại Gia Lai, Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 500 đồng/kg, dao động trong mức 72.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 71.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 75.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 73.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 71.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

72,500

-500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

71,500

-500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

72,500

-500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

75,000

-500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

73,500

-500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

71, 500

-500

Giá tiêu hôm nay 8/6/2022
Ảnh minh họa: internet

Xuất khẩu tiêu trong tháng 5 không thể tiếp nối đà phục hồi do nhu cầu mua vào của thị trường Trung Quốc vẫn chưa tăng trở lại. Điều này khiến giá tiêu nội địa giảm 7 -8%.

Theo thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hôi Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 5 Việt Nam xuất khẩu được 21.929 tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 98,7 triệu USD. So với tháng 4, lượng xuất khẩu giảm 11,6%, kim ngạch giảm 14,3%. Mặc dù lượng xuất khẩu giảm, có đến 3 doanh nghiệp xuất khẩu trên 2.000 tấn trong tháng, đứng đầu là Olam Việt Nam đạt 2.694 tấn, tiếp theo là Trân Châu đạt 2.615 tấn và Phúc Sinh đạt 2.106 tấn.

Luỹ kế 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu được 101.339 tấn hồ tiêu các loại, tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2022 đạt 468,4 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu giảm 17% tương đương 20.587 tấn.

Khối các doanh nghiệp ngoài VPA lượng xuất khẩu giảm 54,6% và chủ yếu của các doanh nghiệp xuất đi Trung Quốc. Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm, lượng hàng xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 89%.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết việc giá hạt tiêu tăng trở lại hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thu mua của thị trường Trung Quốc.

Giới đầu cơ liên tục bán ra, trong khi nhu cầu của thị trường nước ngoài vào thời điểm này không cao. Hiện vẫn đang là thời điểm giao nhận hàng đã ký từ năm ngoái nên khách hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng mới.

Điều đó dẫn đến việc các nhà xuất khẩu của Việt Nam không mua hàng tích trữ khiến giá hạt tiêu giảm.

Trong tháng 5, giá tiêu đen giảm khoảng 7 - 8%, dao động trong khoảng 70.000 - 73.000 đồng/kg.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá hạt tiêu toàn cầu sẽ tiếp tục đà giảm trong thời gian tới. Nhu cầu tiêu thụ giảm do những tác động tiêu cực từ căng thẳng địa chính trị tại Ukraine và chính sách “Zezo Covid” của Trung Quốc.

Căng thẳng địa chính trị khiến lạm phát tăng cao, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Điều này tác động tiêu cực lên hoạt động xuất, nhập khẩu mặt hàng hạt tiêu toàn cầu.

Hiện nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã mở cửa trở lại, song nhu cầu đi lại của người dân vẫn khá hạn chế. Nguồn hàng được khách hàng sử dụng chủ yếu là hàng đã ký từ 3 - 4 tháng trước.

Tình hình nắng nóng gay gắt tại nhiều thị trường tiêu thụ ở Bắc Ấn Độ đã ảnh hưởng đến nhu cầu hồ tiêu nhưng giá mặt hàng này vẫn ổn định ở mức 515 - 520 rupee/kg với tiêu chưa phân loại và 535 - 540 rupee/kg đối với tiêu đã phân loại.

Các nhà giao dịch cho biết, nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường trọng điểm đang chậm lại do người mua có xu hướng ở trong nhà để tránh nóng. Điều này cũng đã ảnh hưởng đến nhu cầu và buộc các nhà sản xuất gia vị phải giảm lượng tiêu của họ.

Tuy nhiên, các thương nhân đang mong đợi sự phục hồi nhu cầu khi bắt đầu có những cơn mưa mùa hè. Bên cạnh đó, việc bắt đầu mùa cưới sau lễ hội Akshaya Tritiya cũng dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu tăng.

Nhưng các nhà giao dịch cũng tỏ ra lo lắng về số ca COVID gia tăng có thể làm giảm triển vọng kinh doanh. Ông Kishore Shamji, một nhà kinh doanh hồ tiêu ở Kochi, cho biết, do nhu cầu thấp nên nông dân miễn cưỡng giải phóng lượng hàng dự trữ sẵn có của họ.

Song, nguồn cung đối với nông dân ở bang Karnataka và Kerala cũng bị hạn chế do điều kiện khí hậu không chắc chắn ở những vùng này và dự đoán một vụ mùa nhỏ hơn trong năm nay, theo The Hindu Business Line.