Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá xăng dầu hôm nay 23/2: Biến động trái chiều

(VOH) Giá xăng dầu ngày 23/2 biến động trái chiều sau khi tăng lên gần 100 USD/thùng vào phiên trước vì căng thẳng tại Ukraine leo thang, nhưng giảm nhẹ về cuối phiên nhờ nỗ lực của phương Tây.

Giá xăng dầu thế giới trái chiều

Giá xăng dầu ngày 23/2, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,3% xuống 91,63 USD/thùng vào lúc 7h00 (giờ Việt Nam). Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 5 tăng 1,11% lên 96,5 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 23/2/2022
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h00 ngày 23/2/2022

Giá xăng dầu hôm nay 23/2: Biến động trái chiều 2

Giá dầu thô tăng lên gần 100 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (22/2), mức cao nhất kể từ năm 2014, sau khi chính quyền Moscow điều quân tới hai khu vực ly khai ở miền Đông Ukraine.

Dầu thô Brent giảm trở lại trong phiên giao dịch muộn, sau khi phương Tây công bố các biện pháp trừng phạt nhằm ngăn chặn điều mà họ lo ngại là sự khởi đầu của một cuộc xâm lược toàn diện của Nga.

Giá dầu thô Brent giao dịch ngày thứ Ba (22/2) ở mức 99,5 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 9/2014, trước khi chốt phiên ở 96,84 USD với mức tăng 1,5%.

Như vậy, giá dầu thô gần đây đã vượt ngưỡng 90 USD/ thùng, tăng hơn 20% trong năm nay và tăng hơn 80% kể từ đầu năm 2021. Tuy nhiên, mức tăng đó cũng có thể là do các yếu tố khác như nguồn cung thắt chặt.

Theo Báo cáo của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu tăng bởi các áp lực trên thị trường quốc tế gia tăng sau khi Nga công nhận 2 khu vực ly khai khỏi Ukraine là Donetsk và Luhansk thành 2 quốc gia độc lập.

Ngay lập tức Nga đối mặt với các đe dọa cấm vận của Mỹ và các nước Châu Âu. Tuy vậy, thất bại trong việc phá vỡ các kháng cự, kết hợp với các tiến triển của vòng đàm phán hạt nhân giữa Iran và các nước phương Tây gây áp lực lên giá.

Trong tình hình giá dầu tăng cao, chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đang nỗ lực để đảm bảo nguồn cung thay thế trong trường hợp ngừng nhập khẩu dầu từ Nga. Trong năm 2021, tỷ trọng dầu thô và các sản phẩm lọc dầu từ Nga chiếm đến trên 7%.

Ngày hôm nay, khả năng cao giá sẽ tiếp tục diễn biến giằng co, khi các bên sẽ vẫn tiếp tục tham gia vào các chiến lược ngoại giao.

Trước mắt, Mỹ đã hủy cuộc gặp ngoại giao với Nga, tuy nhiên việc Nga chưa tấn công hoàn toàn vào Ukraine vẫn mở ra cơ hội đàm phán.

Mặt khác, các rủi ro về ảnh hưởng của giá dầu sẽ khiến cho quyết định về lãi suất và chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED trở nên khó khăn hơn, và tạo thêm rủi ro cho các thị trường tài chính và hàng hóa trong tuần này.

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã hỗ trợ thêm cho một thị trường dầu mỏ, vốn đang tăng do nguồn cung khan hiếm khi nhu cầu hồi phục sau đại dịch COVID-19. Nhu cầu đã vượt cung, vì vậy các công ty dầu đã rút hết hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu.

Trong khi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, được gọi là OPEC+, đã phản đối các lời kêu gọi tăng nguồn cung nhanh chóng hơn.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay

Trong kỳ điều hành giá dầu chiều 21-2 của liên Bộ Tài chính - Công thương, giá xăng dầu đã được điều chỉnh tăng gần 1.000 đồng/lít đối với xăng, hơn 750 đồng/lít đối với dầu.

Đây là lần tăng thứ 5 liên tiếp và là đợt tăng thứ 4 kể từ đầu năm nay. Hiện giá xăng trong nước đang ở mức cao nhất trong 8 năm qua.

Giá bán lẻ xăng dầu ngày 23/2/2022

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu hôm nay 23/2: Biến động trái chiều 3
Bình luận