Giá xăng dầu trong nước tăng
Tại kỳ điều hành ngày 3/4, giá xăng RON95 được điều chỉnh tăng 90 đồng lên 23.125 đồng/lít, xăng E5 RON92 cũng tăng nhẹ với 60 đồng/lít lên 22.082 đồng/lít.
Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện trích lập quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng, dầu ở mức 300 đồng/lit,kg, giữ nguyên như kỳ trước. Việc này đã khiến giá xăng RON95 tăng lên 23.125 đồng/lít và xăng E5 RON92 tăng lên 22.082 đồng/lít. Dầu diesel cũng quay đầu tăng nhẹ lên mức 19.430 đồng/lít.
Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 3/4/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 10 đợt điều chỉnh, trong đó có 6 đợt tăng, 3 đợt giảm và một đợt giữ nguyên.
Quý I/2023, các doanh nghiệp đã bớt khó khăn hơn nhưng nhìn chung bức tranh tài chính của doanh nghiệp xăng dầu vẫn chưa khả quan do tình trạng thua lỗ nặng nề suốt năm 2022.
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam kiến nghị Ngân hàng Nhà nước sát sao hơn về chính sách tín dụng để giúp các doanh nghiệp bớt khó khăn hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn.
Nới lỏng điều kiện cho vay, lãi suất; cơ cấu nợ, giãn nợ cho doanh nghiệp, không chỉ doanh nghiệp đầu mối mà còn cả thương nhân phân phối xăng dầu, đại lý.
Đặc biệt, tạo điều kiện để doanh nghiệp được giãn nợ thuế, giúp doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn như hiện tại.
Giá bán lẻ xăng dầu ngày 4/4/2023
Đơn vị: đồng
Giá xăng dầu thế giới
Giá xăng dầu ngày 4/4, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,14% lên 80,53 USD/thùng vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 6 tăng 0,14% lên 84,97 USD/thùng.
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h20 ngày 4/4/2023
Chốt phiên giao dịch ngày 3/4, giá dầu thô Brent tăng 5,04 USD, tương đương 6,3%, lên 84,93 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI của Mỹ tăng 4,75 USD, tương đương 6,3%, lên 80,42 USD.
Giá dầu tăng 5 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày ngày 3/4 sau khi Arab Saudi và các thành viên OPEC+ khác tuyên bố giảm sản lượng, và cổ phiếu năng lượng tăng cao giúp kéo các thị trường chứng khoán thế giới.
Chỉ số Dow Jones và S&P 500 chốt phiên ở mức cao hơn, với lĩnh vực năng lượng của S&P tăng 4,9%, đánh dấu mức tăng phần trăm hàng ngày lớn nhất kể từ tháng 10.
Một động thái bất ngờ, nhóm OPEC+ hôm 2/4 đã thông báo giảm sản lượng lên tới khoảng 1,16 triệu thùng/ngày.
Giá dầu tăng vọt mang lại lợi ích cho cổ phiếu năng lượng, tin tức này khiến các nhà đầu tư lo ngại về chi phí cao hơn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể cần tiếp tục tăng lãi suất trong bao lâu nữa để hạ nhiệt lạm phát và liệu nền kinh tế Mỹ có thể sắp rơi vào suy thoái hay không.
Ông Goldman Sachs đã nâng dự báo giá dầu Brent lên 95 USD/thùng vào cuối năm nay và lên 100 USD cho năm 2024 sau khi sản lượng dầu thay đổi.
Các nhà đầu tư cũng xem xét dữ liệu kinh tế hôm thứ Hai, cho thấy hoạt động sản xuất của Mỹ trong tháng 3 đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm do các đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm.
Ông George Cipolloni, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Penn Mutual Asset Management, cho biết sẽ có sự cân bằng giữa lạm phát sắp giảm và sau đó là khả năng suy thoái kinh tế.
Đồng USD giảm, đảo chiều đà tăng ban đầu sau khi giảm sản lượng dầu do dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ tiếp tục chậm lại với sự sụt giảm trong chi tiêu sản xuất và xây dựng.
Chỉ số PMI sản xuất của họ đã giảm xuống 46,3 vào tháng trước, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020, từ mức 47,7 vào tháng 2.