Hè năm 2021 là mùa hè nóng nhất Châu Âu

(VOH) - Theo báo cáo của Copernicus, Chương trình Quan sát Trái đất của EU, nhiệt độ hè năm 2021 đã vượt quá 1 độ so với mức trung bình được ghi nhận từ năm 1991 đến năm 2020.

Chưa đầy một tháng sau cảnh báo từ các chuyên gia của Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí Hậu (IPCC), một báo cáo mới nữa cũng đã lên tiếng cảnh báo về những hậu quả cụ thể của sự nóng lên toàn cầu, đặc biệt là ở Lục địa già.

Theo báo cáo thứ năm từ Copernicus, đài thiên văn châu Âu chịu trách nhiệm thu thập phân tích dữ liệu về trạng thái của hành tinh, mùa hè năm 2021 là khoảng thời gian nóng nhất từng được ghi nhận ở châu Âu.

Hè năm 2021 là mùa hè nóng nhất Châu Âu

Hè năm 2021 là mùa hè nóng nhất Châu Âu. Ảnh minh họa: AFP

Copernicus chỉ ra rằng nhiệt độ được ghi nhận năm 2021 đã vượt quá mức trung bình trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2020. “Năm 2021 là một trong bảy năm nóng nhất từng được ghi nhận” trên thế giới. Hơn nữa, năm 2021 cũng là một trong những năm “lạnh giá nhất”.

Tuy nhiên, ở châu Âu, nhiệt độ trong cả năm 2021 chỉ cao hơn 0,1 °C so với mức trung bình 1991-2020, với mùa xuân lạnh hơn bình thường, mặc dù nhiệt độ cao vào tháng Ba.

Nhưng các kỷ lục đã bị phá vỡ vào tháng 6 và tháng 7, với các đợt nắng nóng ảnh hưởng đến vành đai Địa Trung Hải, đặc biệt là Tây Ban Nha, Ý và Hy Lạp.

Theo Copernicus, kỷ lục nhiệt độ tuyệt đối mà châu Âu từng đạt được ở Sicily là 48,8 °C, và cao hơn tới 5 °C so với mức trung bình đã được ghi nhận ở một số khu vực của Biển Baltic.

Hạn hán đã dẫn đến nhiều đợt cháy rừng dữ dội, chẳng hạn như ở Thổ Nhĩ Kỳ và Algeria. Do đó, hơn “800.000 ha” ở châu Âu đã tan thành khói trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2021.

Vào năm 2021, trái đất tiếp tục ấm lên. “Có một sự gia tăng rõ ràng về nhiệt độ bề mặt, cả trên đất liền và trên biển, so với mức thời kỳ tiền công nghiệp”, báo cáo nêu chi tiết. So với khoảng thời gian từ năm 1850 đến năm 1900, nhiệt độ đã tăng từ “1,1 đến 1,2 °C”.

Mực nước biển tiếp tục tăng thêm 9 cm kể từ năm 1993. Băng ở Nam Cực và Greenland tiếp tục "mất khối lượng", Copernicus nhấn mạnh.

Đối với khí nhà kính, nó tiếp tục tích tụ với tỷ lệ kỷ lục: “Trái đất chưa từng trải qua một nồng độ khí CO2 tương tự trong vòng 2 hoặc 3 triệu năm”, Copernicus giải thích.

Bình luận