Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt với những khả năng và nhu cầu khác nhau. Điều quan trọng nhất là cha mẹ cần hiểu rõ con mình và tạo ra một môi trường giáo dục phù hợp để giúp trẻ phát triển toàn diện.
Dưới đây là 10 cách nuôi dạy trẻ thông minh và khỏe mạnh:
Khuyến khích và hướng dẫn trẻ chơi trò trí tuệ
Không chỉ tạo niềm vui đơn thuần, những trò chơi như chơi cờ, ô chữ, tìm mật mã, giải câu đố,... chính là những bài tập rất hiệu quả trong việc kích thích não bộ của trẻ.
Những trò chơi như Sudoku sẽ thúc đẩy tư duy chiến lược, hình thành cho trẻ kỹ năng giải quyết các vấn đề. Vậy nên, cha mẹ hãy luôn khuyến khích trẻ tham gia những trò chơi trí tuệ này để phát triển tư duy.
Đọc sách cho trẻ nghe
Để dạy trẻ thông minh từ nhỏ, cha mẹ hãy bắt đầu đọc cho trẻ nghe ngay từ khi trẻ chưa có kỹ năng nghe hiểu. Điều này giúp bé có một khởi đầu thuận lợi trong việc phát triển khả năng năng ngôn ngữ.
Những đứa trẻ được cha mẹ đọc sách cho nghe từ khi còn nhỏ thường rất yêu thích việc đọc sách, có kết quả học tập tốt, thành công trong sự nghiệp và cuộc sống sau này.
Cho trẻ tham gia hoạt động thể chất
Khuyến khích trẻ thường xuyên vận động, rèn luyện thể dục thể thao là cách dạy trẻ thông minh, đơn giản mà cha mẹ nên áp dụng.
Điều này sẽ giúp trẻ cải thiện lưu thông máu lên não, tái tạo tế bào não và hỗ trợ phát triển hồi hải mã - một vùng của não bộ có liên quan đến khả năng học tập và trí nhớ của trẻ trong tương lai.
Đối với trẻ lên 2 tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ đi bộ đều đặn 10m - 20m mỗi ngày; đi chơi công viên và cùng chơi những trò giúp tăng cường sức khỏe toàn diện.
Tôn trọng ý kiến của trẻ
Trẻ nhỏ cũng cần được tôn trọng như những cá thể độc lập. Cha mẹ nên tôn trọng ý kiến của trẻ, ngay cả khi cha mẹ không đồng tình với ý kiến đó.
Hãy lắng nghe trẻ một cách cởi mở và chia sẻ suy nghĩ của mình một cách khách quan. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển sự tự tin và lòng tự trọng. Trẻ sẽ không bị ngần ngại hay chần chừ khi nói lên quan điểm, ý kiến của mình.
Để trẻ tiếp xúc với hoạt động kích thích sự sáng tạo
Trong đại não con người, bán cầu não trái đảm nhiệm tư duy trừu tượng, bán cầu não phải chịu trách nhiệm về sự sáng tạo, tưởng tượng, tình cảm, thái độ và ý chí. Hai bán cầu này hỗ trợ nhau nhịp nhàng để hoạt động.
Chính vì thế, để trẻ phát triển trí tuệ toàn diện, cha mẹ cần giúp trẻ phát triển cân bằng cả 2 bán cầu.
Việc cho trẻ tiếp xúc với các hoạt động vẽ tranh, làm đồ thủ công, kể chuyện, đàn piano, hát,... là cách nuôi dạy trẻ thông minh rất dễ thực hiện giúp kích thích sự sáng tạo và tư duy nhạy bén, linh hoạt hơn.
Thường xuyên tương tác, trò chuyện với trẻ
Sự tương tác của cha mẹ dành cho trẻ qua các hoạt động trò chuyện, chơi đùa, ôm ấp sẽ giúp trẻ phát triển tốt về mặt trí tuệ và sự trưởng thành não bộ sau này.
Đồng thời, việc thường xuyên kết nối yêu thương sẽ hình thành một mối liên kết vững chắc giữa cha mẹ và con cái, giúp trẻ có sự phát triển tích cực, lạc quan về mặt cảm xúc, tinh thần.
Dạy trẻ cách làm chủ bản thân, kiểm soát cảm xúc tiêu cực
Việc trẻ bộc lộ và phản ứng cảm xúc của mình có ảnh hưởng lớn đến hành động cư xử với người xung quanh, cũng như cách trẻ thích ứng với cuộc sống.
Vì thế, trẻ cần được dạy cách làm chủ bản thân để kiểm soát cảm xúc tiêu cực của mình và tôn trọng cảm xúc của người khác.
Cha mẹ có thể tập cho trẻ hít thở sâu, nhắm mắt và thư giãn, vẽ tranh, chơi đất nặn, tâm sự với người lớn, tập thể dục, ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi đầy đủ.
Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và suy nghĩ độc lập
Trẻ nhỏ có bản tính tò mò và thích tìm hiểu. Khi tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng nào đó trong cuộc sống xung quanh, cha mẹ nên khuyến khích, hướng dẫn trẻ đặt câu hỏi.
Duy trì thói quen này, dần dần sẽ hình thành cho trẻ cách suy nghĩ độc lập, không bị phụ thuộc vào ý kiến của cha mẹ.
Điều này sẽ giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề. Hãy lắng nghe câu hỏi của trẻ một cách nghiêm túc và trả lời câu hỏi đầy đủ, rõ ràng.
Thể hiện thiện chí lắng nghe, luôn sẵn lòng trả lời trẻ chính là yếu tố quyết định cho phương pháp học này vì trẻ sẽ cảm thấy an tâm, tự tin khi đặt câu hỏi.
Xây dựng thói quen học tập tốt cho trẻ
Thói quen học tập tốt là nền tảng cho sự thành công của trẻ sau này. Một thói quen học tập tốt sẽ giúp trẻ biết cách chủ động trong việc học, không chây ì, học bằng thái độ nghiêm túc, hào hứng.
Cha mẹ có thể tạo cho trẻ thói quen này bằng cách xây dựng cho trẻ một không gian học tập yên tĩnh, thoải mái, rộng rãi.
Đồng thời giúp đỡ, hướng dẫn trẻ tìm được mục tiêu học tập; từ đó cùng trẻ lập thời gian biểu học tập sao cho phù hợp với thời gian sinh hoạt và năng lực học tập của trẻ.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để tăng cường trí thông minh cho trẻ. Giai đoạn từ 2 tuổi trở lên trẻ bắt đầu học các kỹ năng cơ bản về ngôn ngữ, vận động và giao tiếp xã hội.
Để giúp trẻ mau lớn và học hỏi tốt trong thời kỳ này, cha mẹ cần cung cấp đầy đủ năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ. Nhờ đó, trẻ đạt được sự phát triển toàn diện, giúp xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh và não bộ phát triển nhanh chóng.
Việc nuôi dạy trẻ thông minh là một quá trình dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn, tình yêu và sự đầu tư của cha mẹ. Tuy nhiên, nếu được thực hiện đúng cách, việc này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ.