Theo tự nhiên, trẻ em trọng vật chất và luôn xem mình là trung tâm nhưng tin tốt là trẻ có thể học cách tỏ lòng biết ơn khi được dạy dỗ. Dưới đây là 11 cách dạy trẻ lòng biết ơn.
Cha mẹ làm gương cho trẻ
Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.
Trẻ sẽ có xu hướng bắt chước lại những hành vi của cha mẹ và dần hình thành nhân cách của chúng. Vì vậy cha mẹ nên làm gương cho trẻ về lòng biết ơn để trẻ noi theo.
Trong gia đình, cha mẹ nên hiếu kính với ông bà, vợ chồng nên biết ơn đến nhau, thậm chí, khi trẻ giúp mình, cha mẹ cũng nên nói lời cảm ơn đến trẻ... Có như vậy trẻ mới học tập và làm theo.
Cho trẻ trải nghiệm
Có quá nhiều thứ có thể cản trở sự phát triển lòng biết ơn của trẻ. Nếu có hàng trăm đồ chơi, trẻ sẽ dần không có ấn tượng với bất kỳ món nào và không còn nhớ được tặng món đồ đó trong hoàn cảnh nào.
Hãy thử thay thế một số quà tặng vật chất bằng những trải nghiệm thực tế, như đi chơi sở thú hoặc một món quà đặc biệt trong ngày “hẹn hò” với cha mẹ ở công viên. Trải nghiệm giúp kết nối mọi người với nhau và giúp trẻ nhớ lâu hơn.
Khuyến khích trẻ luôn giúp đỡ việc nhà
Bằng cách luôn khuyến khích trẻ hỗ trợ, giúp đỡ công việc nhà đơn giản như quét nhà, rửa bát, nhặt rau, tưới cây… cũng là cách để tạo môi trường giúp trẻ học về lòng biết ơn.
Qua đó trẻ có thể hiểu được công sức mà cha mẹ đã bỏ ra để chăm sóc mình, biết ơn vì những gì mà mình có được như hôm nay để trẻ biết nỗ lực hơn thay vì coi việc nhà là điều hiển nhiên cha mẹ phải làm.
Dạy trẻ biết cho đi
Đây là một trong những cách giáo dục trẻ lòng tử tế, sự nhân hậu và biết ơn đối với mọi người xung quanh.
Cha mẹ có thể dành thời gian cùng trẻ tham gia chương trình quyên góp, các hoạt động từ thiện. Đây là cơ hội để trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với những hoàn thành đơn côi, còn khó khăn... Từ đó trẻ đang ý thức sâu sắc được giá trị của sự cho đi và nhận lại.
Giúp đỡ người khác
Để dạy trẻ hiểu rõ hơn về lòng biết ơn, cha mẹ nên khích lệ, khuyến khích trẻ hãy giúp đỡ mọi người xung quanh, nhất là những người khó khăn hơn mình.
Chẳng hạn như tích trữ những đồ dùng không dùng đến như quần áo, sách vở, đồ chơi,… để dành tặng cho những trẻ kém may mắn hơn mình.
Luôn duy trì thói quen biết ơn mỗi ngày
Để trẻ có thể duy trì thói quen biết cảm ơn mỗi ngày, cha mẹ có thể dạy trẻ ghi lại những điều mình cảm thấy biết ơn trong ngày vào một cuốn sổ nhỏ hoặc kể lại cho cha mẹ nghe. Chính điều này sẽ giúp trẻ học, thấu cảm được lòng biết ơn để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai.
Cha mẹ hãy kiên nhẫn
Trẻ không thể đột nhiên thấm nhuần những lời răn dạy của cha mẹ và chúng cần thời gian trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm sống. Vì vậy cha mẹ hãy bình tĩnh và giúp trẻ hình thành thói quen về sự cảm kích, lòng biết ơn với những thứ mình nhận được.
Giám sát phương tiện truyền thông của trẻ
Trẻ còn quá nhỏ để nhận ra và từ chối những tiện ích hấp dẫn từ các phương tiện truyền thông. Và chính những phương tiện này dẫn đến sự coi trọng vật chất.
Nhiệm vụ của người lớn chúng ta là theo dõi cẩn thận phương tiện truyền thông mà trẻ tiếp cận để đảm bảo trẻ không bị lôi kéo bởi các chiến dịch quảng cáo đồng thời ngăn ngừa trẻ cảm thấy thiếu thốn hoặc luôn chưa đủ.
Luôn biết cảm ơn về những người đã phục vụ trẻ
Trong cách dạy trẻ lòng biết ơn, không chỉ đối với người thân trong gia đình, cha mẹ cần cho trẻ biết mình cũng phải cảm ơn những người đã phục vụ, mang tới giá trị cho mình ngoài xã hội.
Chẳng hạn như cảm ơn cô lao công đã quét rác cho môi trường xanh sạch đẹp, cảm ơn chị bán hàng đã bán những đồ dùng cần thiết, cảm ơn bác bảo vệ đã canh xe cho mình…
Tâm sự với trẻ về những vất vả của cha mẹ
Nhiều cha mẹ thương trẻ nên thường giấu sự vất vả của mình, chỉ để trẻ thấy được những lúc mình an nhàn, không vất vả. Trẻ sẽ cảm thấy cha mẹ làm việc quá dễ dàng, kiếm tiền không mất nhiều công sức như chúng nghĩ... Từ đó trẻ không coi trọng công sức của cha mẹ.
Cha mẹ hãy thường xuyên tâm sự với trẻ về nỗi vất vả của mình. Tâm sự khác với lời than vãn. Nếu điều kiện cho phép, bạn cũng có thể đưa trẻ đến nơi làm việc để trẻ tận mắt chứng kiến công việc của mình.
Một khi hiểu được cha mẹ kiếm tiền vất vả, trẻ sẽ biết yêu thương cha mẹ hơn và trân trọng những thứ được đổi lấy bằng mồ hôi, công sức của cha mẹ.
Dạy trẻ giúp đỡ người khác
Một cách khác để dạy trẻ về lòng biết ơn đó là cha mẹ hãy cùng trẻ giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Những hành động nhỏ như hỏi thăm, ủng hộ người nghèo,... sẽ tập cho trẻ thói quen hỗ trợ hoàn cảnh khốn khó, yếu thế trong cuộc sống.
Ngoài ra, việc nhận được lời cảm ơn từ người mà mình giúp đỡ sẽ giúp trẻ dần hiểu rằng, làm việc tốt sẽ mang đến nhiều ý nghĩa, giá trị tốt đẹp cho xã hội.
Cha mẹ cũng đừng quên dành lời khen ngợi hoặc phần thưởng nhỏ nếu trẻ có những hành động giúp đỡ người khác để khuyến khích trẻ duy trì trong việc chủ động giúp đỡ mọi người.
Đứa trẻ học và thấu cảm được lòng biết ơn chân thành sẽ biết cho đi để nhận lại niềm vui và sự thư thái trong tâm hồn. Biết ơn cuộc sống giúp trẻ lan tỏa hạnh phúc của lòng biết ơn đến mọi người, biết mang sự may mắn, đủ đầy của mình đi giúp đỡ những người yếu thế, bất hạnh và thiếu may mắn.