1. Nước đun sôi
Đây là loại nước chỉ cần đun sôi trực tiếp, không cần pha thêm bất cứ thứ gì và có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người.
Việc uống một cốc nước đun sôi vào buổi sáng sẽ bổ sung lượng nước đã được cơ thể chuyển hóa vào ban đêm, thúc đẩy quá trình thải độc, đồng thời đóng vai trò “rửa sạch” đường ruột.
Nước đun sôi để nguội chứa các chất khoáng: Canxi, Magie, Natri, Đồng, Flo. Do đó, uống loại nước này vào buổi sáng còn giúp bổ sung dinh dưỡng.
Ngoài ra, nước đun sôi còn có tác dụng tăng tốc độ lưu thông máu trong cơ thể, cung cấp chất dinh dưỡng cho các cơ quan, có lợi cho sức khỏe tim mạch, mạch máu não.
Trước khi ăn sáng khoảng 30 phút là thời điểm tốt nhất để uống một cốc nước lọc khoảng 300ml, lúc này dạ dày rỗng sẽ làm sạch đường tiêu hóa. Lượng nước này có thể tăng hoặc giảm, tùy theo khối lượng vận động của cơ thể và nhiệt độ thời tiết.
2. Nước mật ong
Thay vì uống nước lọc vào buổi sáng, một số người chọn uống nước mật ong. Bổ sung một ly nước này vào buổi sáng có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể, cải thiện trạng thái tinh thần, đồng thời thúc đẩy nhu động đường ruột, tiêu hóa, cải thiện táo bón ở một mức độ nhất định.
Đối với những người yêu thích làm đẹp, mật ong là loại thức uống dưỡng da rất tốt, cải thiện tình trạng da và giúp da mịn màng.
Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt lượng mật ong cung cấp cho cơ thể, về lâu dài cho thể khiến lượng đường trong máu tăng cao.
3. Nước chanh
Nước chanh là loại thức uống cung cấp vitamin C, polyphenol và các chất chống oxy hóa cho cơ thể.
Loại nước này có tác dụng tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy quá trình tiết dịch vị và giúp bạn ăn ngon miệng.
Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng hạ axit uric ở một mức độ nhất định. Nguyên nhân là vì, những người có axit uric cao sẽ có hàm lượng natri trong cơ thể cao hơn, thành phần trong chanh có thể kết hợp với natri giúp đẩy nhanh quá trình bài tiết natri nên có thể giúp hạ thấp axit uric.
Nên uống nước chanh sau bữa sáng khoảng từ 1 - 2 tiếng, không nên uống quá sớm hoặc sát bữa ăn.
Tuy nhiên, nếu bạn mắc các bệnh về dạ dày thì không nên uống nước chanh khi bụng đói để tránh là tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
4. Nước dừa
Theo Boldsky, uống nước dừa khi bụng đói vào buổi sáng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong nước dừa có rất nhiều vitamin, khoáng chất, bao gồm cả chất điện giải, nhiều axit lauric giúp nạp lại năng lượng, loại bỏ các chất độc hại bên trong, tăng cường khả năng miễn dịch và trao đổi chất trong cơ thể.
5. Nước ép rau củ
Nước ép rau củ tự nhiên giàu chất chống oxy hóa và dinh dưỡng. Để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cơ thể, bạn nên chọn rau có hàm lượng sắt cao. Ví dụ như rau chân vịt, cải xanh, cải xoăn…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên chọn một loại protein để bổ sung năng lượng cùng cốc sinh tố rau củ như sữa chua, sữa bò ít béo hoặc bột protein cho những người theo chế độ ăn thuần chay. Chất béo lành mạnh như bơ cũng rất hữu ích trong việc cung cấp cảm giác no để bắt đầu ngày mới.
6. Trà gừng
Vì gừng có tính dược khá mạnh, nên khi uống trà gừng vào buổi sáng sẽ giúp đẩy lùi tình trạng tiêu chảy, khó chịu ở dạ dày. Hơn nữa, gừng nổi tiếng với đặc tính chống viêm nên còn có tác dụng giúp giảm đau cơ, nhức mỏi. Uống trà gừng sau khi tập luyện buổi sáng rất có lợi cho sức khỏe.
7. Trà xanh
Nhâm nhi một tách trà nóng vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích không ngờ cho cơ thể. Theo các nghiên cứu, trong chè tươi (chè xanh) chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lão hóa và tốt cho tim mạch nếu ta dùng đúng cách và là chè sạch.
Uống trà sau khi ăn khoảng 30 - 40 phút mỗi sáng là cách tốt nhất để cơ thể khỏe mạnh và tỉnh táo làm việc.
Nguồn ảnh: Internet