Chỉ số tài chính là gì? Những chỉ số tài chính cơ bản nhất

Chỉ số tài chính là yếu tố quan trọng để chủ doanh nghiệp đánh giá tình hình phát triển của doanh nghiệp mình. Đây là một phần không thể thiếu trong phân tích báo cáo tài chính.

Chỉ số tài chính là gì? Để hiểu rõ về chỉ số tài chính và tầm quan trọng của nó trong kinh tế mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Chỉ số tài chính là gì?

Chỉ số tài chính là các mối quan hệ được xác định từ thông tin tài chính của một công ty và được sử dụng cho mục đích so sánh.

Chỉ số tài chính cung cấp cho chủ sở hữu doanh nghiệp thông tin chi tiết về những vấn đề doanh nghiệp của họ đang gặp phải, từ đó giúp họ đưa ra những nhận xét và quyết định tốt hơn cho công việc kinh doanh trong tương lai.

Chỉ số tài chính biến động theo thời gian. Chúng chỉ có thể phản ánh tình trạng của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định. Do đó các chủ doanh nghiệp muốn sử dụng các chỉ số tài chính mang lại hiệu quả cao nhất cần phải tiến hành phân tích các chỉ số chính thức một cách thường xuyên.

voh.com.vn-chi-so-tai-chinh-1

Chỉ số tài chính giúp đánh giá doanh nghiệp hiệu quả (Nguồn: Internet)

Các loại chỉ số tài chính quan trọng

Có 4 chỉ số tài chính quan trọng mà bạn cần phải biết đó là: chỉ số thanh toán, chỉ số hoạt động, chỉ số rủi ro và chỉ số tăng trưởng tiềm năng.

Chỉ số thanh toán

Lợi ích chính của chỉ số này là để quyết định doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Các loại chỉ số thanh toán bao gồm:

  • Chỉ số thanh toán hiện hành
  • Chỉ số thanh toán nhanh
  • Chỉ số tiền mặt
  • Chỉ số dòng tiền từ hoạt động
  • Chỉ số vòng quay các khoản phải thu
  • Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu
  • Chỉ số vòng quay hàng tồn kho
  • Chỉ số số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho
  • Chỉ số vòng quay các khoản phải trả
  • Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả 

Chỉ số hoạt động

Chỉ số hoạt động thể hiện trạng thái hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ số hoạt động còn được chia thành hai loại khác nhau là “lợi nhuận hoạt động” và ”hiệu quả hoạt động”.

Trong đó, lợi nhuận hoạt động cho biết tổng thể khả năng sinh lợi của công ty, còn hiệu quả hoạt động thể hiện tính hiệu quả trong sử dụng tài sản.

  • Lợi nhuận hoạt động bao gồm: biên lợi nhuận thuần, biên lợi nhuận hoạt động, biên EBITDA, biên EBT, biên lợi nhuận ròng, biên lợi nhuận phân phối.
  • Hiệu quả hoạt động bao gồm: vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sản cố định và vòng quay vốn cổ phần.

voh.com.vn-chi-so-tai-chinh-2

Mỗi chỉ số tài chính đều có ý nghĩa quan trọng (Nguồn: Internet)

Chỉ số rủi ro

Chỉ số rủi ro phản ánh chân thực sự thay đổi thu nhập trong kinh doanh, chỉ số rủi ro cũng bao gồm 2 loại là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.

  • Rủi ro kinh doanh liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập.
  • Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty.

Chỉ số tăng trưởng tiềm năng

Lợi ích chính của chỉ số này là giúp các cổ đông và nhà đầu tư định giá công ty cũng như cho phép các chủ nợ dự đoán được khả năng trả nợ của các khoản nợ hiện hành và đánh giá các khoản nợ tăng thêm nếu có.

Để đánh giá đúng chỉ số này, cần phải lưu ý các yếu tố quan trọng như:

  • Chỉ số trung bình ngành: là so sánh công ty với trung bình ngành.
  • So sánh trong bối cảnh chung của nền kinh tế: bạn cần phải nhìn tổng thể để dự đoán xem tình hình của công ty khi thay đổi theo nền kinh tế phát triển hay suy thoái.

voh.com.vn-chi-so-tai-chinh-3

Thông qua chỉ số tài chính nhà quản trị sẽ có quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

Nói chung, việc hiểu và nắm vững tính chất của 4 loại chỉ số tài chính trên không chỉ có ý nghĩa quan trọng với nhà phân tích tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ.

Mỗi chỉ số tài chính trên sẽ giúp các chủ doanh nghiệp và chủ đầu tư đưa ra những quyết định đúng đắn trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Thấu chi là gì? Các đặc điểm của vay thấu chi?: Nhiều năm gần đây, dịch vụ vay thấu chi đang được phát triển mở rộng tại các ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn chưa hiểu rõ ưu nhược điểm của thấu chi là gì.
Tìm hiểu IPO là gì và điều kiện chào bán cổ phiếu trên sàn giao dịch: Có rất nhiều thuật ngữ trong kinh doanh, trong chứng khoán, cổ phiếu mà bạn cần phải nắm bắt. Cùng tìm hiểu xem IPO là gì và những điều kiện để một công ty bắt đầu chào bán cổ phiếu trên sàn giao dịch