Chờ...

FOB là gì trong ngành xuất nhập khẩu?

VOH - FOB tiếng anh là viết tắt của cụm từ Free On Board, theo nghĩa tiếng Việt là miễn trách nhiệm trên boong tàu nơi đi. Hay hiểu đơn giản là giao lên tàu. Cùng tìm hiểu thêm FOB (Incoterm) qua bài sau.

1. FOB là gì?

FOB trong xuất nhập khẩu, mua bán hàng hóa nghĩa là: người bán sẽ có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ kho ra cảng, rồi xếp hàng hóa lên tàu. Và lúc này, người bán sẽ chịu trách nhiệm cho những chi phí như: vận chuyển, làm thủ tục, thuế hay những phí phát sinh khác. 

voh.com.vn-fob-la-gi-0
FOB là miễn trách nhiệm trên boong tàu nơi đi

Người mua sẽ book tàu vận chuyển hàng hóa, thanh toán cước phí vận chuyển đường biển, làm thủ tục thông quan hàng hóa, và những phí phát sinh khác, cho đến khi hàng về đến địa chỉ người mua yêu cầu.

Trường hợp hàng hóa chưa được giao lên tàu thì trách nhiệm vẫn ở người bán, còn nếu đơn hàng đã được giao lên boong tàu, trách nhiệm lúc này thuộc về người mua.

2. Giá FOB là gì

Giá FOB là chi phí tại cửa khẩu bên người bán (phí này đã gồm phí vận chuyển, thủ tục xuất khẩu và thuế nếu có). Phí này chưa bao gồm phí vận chuyển hay bảo hiểm đường biển. Chúng ta có thể thống kê trị gia FOB qua bảng sau:

Người mua Người bán

- Giao đơn hàng lên tàu tại cảng quy định.

- Chịu chi phí trước khi hàng hóa lên boong tàu.

- Thanh toán hóa đơn xuất khẩu, cung cấp giấy phép, chuyển giao hóa đơn.

- Thông báo cho người mua đơn hàng đã được lên tàu.

- Thanh toán tiền hàng khi nhận đơn hàng về tay.

- Chịu những chi phí, tổn thất hay có những rủi ro khi đơn hàng đã xếp lên tàu.

- Thanh toán chi phí Vận chuyển hàng Quảng Châu về Việt Nam.

- Mua bảo hiểm hàng hóa.

Bên cạnh đó, chúng ta cần tìm hiểu thêm về FOB qua những thuật ngữ, khái niệm sau:

2.1 FOB SHIPPING POINT (FOB điểm giao hàng):

Điểm giao hàng thường là trên lan can tàu, tại đây người bán sẽ chuyển quyền sở hữu và trách nhiệm cho người mua khi hàng được xếp lên tàu. 

voh.com.vn-fob-la-gi-1
FOB SHIPPING POINT (FOB điểm giao hàng)

Ví dụ, công ty A tại Quảng Châu bán giày dép, quần áo cho công ty B tại Việt Nam. Nếu trong quá trình chuyển hàng từ Quảng Châu về Việt Nam, hàng hóa bị tổn thất thì công ty A không chịu trách nhiệm, vì hàng hóa đã được chuyển và bàn giao cho nhà vận chuyển. Người chịu trách nhiệm là nhà vận chuyển, và công ty B.

2.2 FOB DESTINATION (FOB điểm đến)

Khác với FOB SHIPPING POINT, FOB DESTINATION lại có quy định về quyền sở hữu và trách nhiệm đối với đơn hàng sẽ chuyển cho người mua. Nghĩa là bên A (người bán) sẽ chịu trách nhiệm cho đến khi hàng về tay người mua là bên B (người mua).

Điều này thực tế rất ít thấy đối với hàng xuất khẩu, nhưng lại thường thấy đối với các dịch vụ mua hộ (đơn vị trung gian). 

Ví dụ, bạn mua một món hàng bên Quảng Châu, và lúc này bạn nhờ đơn vị trung gian order hộ. Đơn vị này sẽ cam kết mua hàng, thanh toán đơn hàng, hoàn tất thủ tục và chịu trách nhiệm cho đến khi hàng hóa về tay của người mua.

3. Phân biệt FOB và CIF

Về điểm giống nhau, cả hai đều là điều khoản được sử dụng phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu. Và điểm rủi ro nhất là ở cảng xếp hàng. Và một điểm chung cuối cùng là người bán sẽ làm thủ tục hải quan, và người mua sẽ hoàn tất thủ tục nhập khẩu.

voh.com.vn-fob-la-gi-2
FOB và CIF là một trong những điều khoản trong ngành xuất nhập khẩu

Điểm khác nhau:

- FBO + Tên cảng xếp hàng

Giao hàng hóa lên tàu.

Người book tàu là người mua.

Chuyển giao chi phí tại cảng xếp.

- CIF + Tên cảng đích

Người bán sẽ phải tìm đơn vị vận chuyển.

Điểm chuyển giao chi phí tại cảng dỡ.

Như vậy, qua nội dung bài viết trên, bạn đọc có thể dễ dàng biết thêm thông tin về FOB. Và FOB tóm lại là một điều khoản trong Incoterms. Đối với những người xuất nhập khẩu hoặc thường xuyên làm thủ tục hải quan cần nắm rõ những quy định liên quan đến FOB. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Chúc các bạn luôn có những chuyến hàng mua bán quốc tế thành công và thuận lợi.

Bài viết được cung cấp bởi Công ty Quý Nam