NSƯT Diệu Hiền và NSƯT Trịnh Kim Chi lên tiếng về vấn đề xoay quanh Chùa Nghệ sĩ

(VOH) - NSƯT Diệu Hiền và NSƯT Trịnh Kim Chi vừa có những chia sẻ mới nhất xoay quanh vấn đề của Chùa Nghệ sĩ. Sự việc đến từ chuyện thay đổi tấm bảng hiệu, dẫn đến đồn đoán xóa sổ di tích này.

Thông tin Chùa Nghệ sĩ (Nhựt Quang Tự) bị thay tấm bảng hiệu thành "Nghĩa trang nghệ sĩ" nhưng được gỡ xuống ngay sau đó đã gây hoang mang dư luận lẫn giới văn nghệ sĩ trong những ngày qua. Sự việc cũng làm dấy lên tin đồn di tích này có nguy cơ bị khai tử. Vậy thực hư câu chuyện này như thế nào?

nsut-dieu-hien-va-nsut-trinh-kim-chi-len-tieng-ve-chua-nghe-si-btv114-1
Chùa Nghệ sĩ (Nhựt Quang Tự) nằm ở quận Gò Vấp, TP.HCM

Chùa Nghệ sĩ, còn có tên là Nhựt Quang Tự, là một ngôi chùa hơn 60 năm nằm trên đường Thống Nhất, quận Gò Vấp, TP.HCM, do NSND Phùng Há sáng lập. Ngoài hình thức là nơi thờ cúng, chùa còn là nghĩa trang dành riêng để an táng các nghệ sĩ cải lương Việt Nam.

Sau sự việc nêu trên, đại diện Ban chấp hành Hội Sân khấu TP.HCM cho biết sẽ họp rút kinh nghiệm với Ban Ái hữu Nghệ sĩ vào hôm nay vì đã sửa chữa bảng hiệu chưa chính xác, cần có sự thống nhất và quan trọng nhất là cụm từ "Nghĩa trang nghệ sĩ", cùng "Nhựt Quang Tự" không được thay đổi.

nsut-dieu-hien-va-nsut-trinh-kim-chi-len-tieng-ve-chua-nghe-si-btv114-2
Chùa Nghệ sĩ bổng đổi tên thành "Nghĩa trang nghệ sĩ" và gỡ ngay sau đó gây bất ngờ cho công chúng và giới nghệ sĩ

Trước những đồn đoán về việc đổi bảng hiệu chớp nhoáng rồi gỡ xuống, rất có thể sẽ xóa sổ Chùa Nghệ sĩ, NSƯT Trịnh Kim Chi, Phó chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM trấn an: "Ban chấp hành Hội Sân khấu TP.HCM khẳng định hoàn toàn không có việc xóa sổ di tích".

nsut-dieu-hien-va-nsut-trinh-kim-chi-len-tieng-ve-chua-nghe-si-btv114-3
NSƯT Trịnh Kim Chi khẳng định sẽ không bao giờ xóa bỏ di tích "Chùa Nghệ sĩ"

Chia sẻ cảm xúc về nơi này, NSƯT Diệu Hiền, được mệnh danh là "Đệ nhất đào võ", cho biết: "Khán giả muốn thăm lại những nghệ sĩ lớn là sẽ lên chùa Nghệ sĩ. Cho nên đây cũng là cội nguồn. Làm gì làm, đất của chùa cũng không có là bao nhiêu nên cố gắng giữ lại, để sau này nhóm trẻ muốn tìm hiểu gì về cải lương thì sẽ lên chùa để tìm hiểu chút ít. Hay khi các bạn nhớ, sẽ lên thắp vài nén hương.

Muốn có một mái chùa như vậy không phải là dễ, nên hãy ráng giữ. Chùa Nghệ sĩ là tâm huyết của má Bảy (NSND Phùng Há), cũng là tâm huyết của chúng tôi. Ví dụ người nước ngoài về, cũng có người muốn đến để thắp hương cho người đã nằm xuống".

nsut-dieu-hien-va-nsut-trinh-kim-chi-len-tieng-ve-chua-nghe-si-btv114-4
"Đệ nhất đào võ" Diệu Hiền vang bóng một thời
nsut-dieu-hien-va-nsut-trinh-kim-chi-len-tieng-ve-chua-nghe-si-btv114-5
NSƯT Diệu Hiền mong cầu Chùa Nghệ sĩ mãi trường tồn, giúp thế hệ sau có nơi mà tưởng nhớ các bậc tiền bối

Chùa Nghệ sĩ vốn được biết là nguồn gốc khó quên của cải lương Việt Nam, là nơi an nghỉ của rất nhiều gương mặt đình đám của sân khấu một thời. Điển hình có thể kể đến như: NSND Năm Châu, NSND Phùng Há, NSND Ba Vân, NSND Út Trà Ôn, NSƯT Thanh Nga, NSƯT Hoàng Giang, NSƯT Minh Phụng, nhạc sĩ Trương Quốc Khánh, NS Thanh Hương, Lê Vũ Cầu, diễn viên điện ảnh Lê Công Tuấn Anh,…

Hãy cùng VOH Giải trí cập nhật nhiều thông tin xoay quanh showbiz Việt trên trang tin sao.

Ảnh: Internet