Ngay khi nhận tin báo, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Khu vực 1 thuộc phòng Cảnh sát PCCC&CNCH (PC07) – Công an TPHCM phối hợp Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Quận 1 đã có mặt kịp thời, triển khai chữa cháy.
Đến khoảng 14 giờ 30 phút, đám cháy được khống chế và dặp tắt hoàn toàn sau đó.
Kết quả, lực lượng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã sử dụng xe thang cứu được 03 người là chị Lê Thị Dương (sinh năm 1983), chị Lê Thị Duy (sinh năm 1985) và chị Trần Thị Hồng Duy (sinh năm 1990).
Do khách sạn nằm ở vị trí trung tâm, dân cư đông đúc nên lực lượng PCCC&CNCH cũng đã triển khai chống cháy lan sang khu vực nhà xung quanh.
Các cơ quan chức năng đang thống kê thiệt hại và phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn.
Xem thêm:
Giải cứu nhiều người nước ngoài khỏi vụ cháy khách sạn ở TPHCM
Cháy khách sạn, may mắn 36 người kịp thoát nạn
Một người chết trong vụ cháy khách sạn ở Hải Phòng
Trong mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt với các thiết bị làm mát tăng đột biến, dễ gây quá tải cho nhiều hệ thống điện. Mặt khác, do nắng nóng, các vật dụng, thiết bị sinh hoạt trong gia đình, hàng hóa tại các cơ sở hanh khô dễ bắt cháy khi tiếp xúc với nguồn lửa, nguồn nhiệt.
Để giảm thiểu nguy cơ cháy, nổ do sự cố điện trong mùa nắng nóng, người dân cần lưu ý:
- Lựa chọn dây dẫn, thiết bị chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện. Tránh để các sự cố chập cháy do hư hỏng và tuổi thọ của các thiết bị điện; phải có các thiết bị bảo vệ như: cầu chì, công tắc, cầu dao, aptomat...
- Lắp đặt các thiết bị bảo vệ điện có mức độ an toàn cao, tự đóng ngắt điện, chống quá tải, chập cháy cho đường dây điện trong nhà và chống quá nhiệt cho từng thiết bị điện, đặc biệt là các thiết bị điện có công suất lớn (dùng aptomat bảo vệ có thông số phù hợp riêng cho từng phòng, cho từng thiết bị có công suất lớn như bình nóng lạnh, điều hòa...).
- Không sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị tiêu thụ điện vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn. Phân bổ các thiết bị tiêu thụ điện trên đường dây dẫn điện để đảm bảo công suất truyền tải của dây dẫn tránh hiện tượng quá tải gây cháy; thay mới đường dây dẫn điện để đảm bảo công suất tiêu thụ trên mạng điện, khi sử dụng thiết bị điện có công suất lớn, chọn dây dẫn cho phù hợp, dùng bếp từ có dây dẫn điện riêng. Không sử dụng đồng thời nhiều thiết bị tiêu thụ điện trong cùng một ổ cắm.
- Không dùng dây điện trần (không vỏ bọc) để dẫn điện, dùng dây điện có chất lượng cao về cách điện, luồn dây điện trong những ống luồn chuyên dụng có khả năng chống cháy cao.
- Khi lắp đặt hệ thống điện, các thiết bị tiêu thụ và bảo vệ điện phải tính toán, thiết kế theo đúng quy định về an toàn điện và PCCC.
- Không được tự ý câu, móc, đấu nối dây dẫn điện tùy tiện. Các mối nối dây điện phải đảm bảo đúng kỹ thuật - nối so le và được quấn băng cách điện.
- Không dùng dây thép để buộc giữ dây điện, không luồn dây điện qua mái lá, mái tôn, câu mắc điện tùy tiện, không đi dây dẫn điện qua tấm lót sàn hoặc treo trên tường, vách làm bằng vật liệu dễ cháy.
- Các thiết bị tiêu thụ điện để cách các vật dụng dễ cháy như quần áo, nhựa, giấy, bao bì các tông, mút xốp ... tối thiểu 50 cm;
- Không nên sạc điện thoại, máy tính, xe đạp điện qua đêm.
- Không để người già, trẻ em, người bị bệnh tâm thần sử dụng các thiết bị điện sinh nhiệt.
- Kiểm tra nguồn lửa, nguồn nhiệt, tắt tất cả các thiết bị điện khi đi ngủ, khi ra khỏi nhà, ra khỏi nhà hay kho, xưởng…, tắt hết các nguồn lửa, nguồn nhiệt.
- Thường xuyên và định kỳ tự kiểm tra an toàn PCCC trong phạm vi quản lý; kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện, các thiết bị điện; kiểm tra đột xuất khi phát hiện các nguy cơ cháy, nổ xảy ra.
- Trong quá trình thắp hương phải trông coi ban thờ, để cách xa bát hương với các vật dụng dễ cháy trên ban thờ, tránh trường hợp hương cháy rơi vào các vật dụng dẫn đến cháy; Hạn chế để nhiều vật liệu dễ cháy và sử dụng nến trong thờ cúng; Không nên đi ra khỏi nhà khi hương trên ban thờ chưa tắt.
- Đốt vàng mã đúng nơi quy định, tránh xa nhưng nơi có vật dễ cháy.
- Trong quá trình đun nấu phải trông coi, tắt bếp khi đi ra khỏi khu vực bếp hoặc đi ra khỏi nhà; không để người già, trẻ em đun nấu.
- Tự trang bị phương tiện PCCC như bình chữa cháy, hệ thống báo cháy, thang dây, dụng cụ phá dỡ.
- Tự trang bị kiến thức về PCCC, cách sử dụng phương tiện chữa cháy và kỹ năng thoát nạn khi có cháy, mở lối thoát nạn lên mái, có phương án thoát nạn khi có cháy xảy ra.
- Khi hàn cắt sử dụng thợ hàn đã qua đào tạo nên lưu ý: Đảm bảo khoảng cách an toàn, che chắn vật dụng gần phạm vi hàn cắt; Luôn có người giám sát; Chuẩn bị sẵn các phương tiện chữa cháy tại chỗ; Kiểm tra lại khu vực hàn cắt sau khi kết thúc.
Đối với các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp và các cơ sở:
- Phải tăng cường công tác thường trực, tự kiểm tra an toàn PCCC; kiểm tra hệ thống điện thường xuyên, đảm bảo an toàn PCCC.
- Trang bị đầy đủ, sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiệt bị, phương tiện PCCC, công cụ phá dỡ như: bình chữa cháy, hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy, búa, kìm cộng lực, đèn pin, mặt nạ phòng độc, thang dây… để kịp thời xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
- Tăng cường công tác thường trực, tuần tra, đảm bảo lực lượng phương tiện PCCC.
- Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt; duy trì các điều kiện an toàn PCCC trong quá trình hoạt động.
- Sắp xếp vật tư, hàng hóa gọn gàng, đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy, chữa cháy và ngăn cháy theo quy định.
- Xây dựng phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và định kỳ thực tập phương án chữa cháy và CNCH theo quy định.
- Vệ sinh công nghiệp, làm sạch thiết bị máy móc và bụi trong dây chuyền công nghệ sản xuất, đảm bảo an toàn PCCC trong suốt quá trình hoạt động.
Khi có cháy, cần nhanh chóng báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH theo số điện thoại 114 hoặc ứng dụng Help 114 để được hỗ trợ nhanh nhất.