Chỉ số ngoại tệ thị trường trong nước:
Sáng 16/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.236 đồng (tăng 9 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.650 đồng (không đổi).
Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ phổ biến ở mức 23.360 đồng (mua) và 23.540 đồng (bán).
Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.360 đồng/USD và 23.540 đồng/USD. Vietinbank: 23.340 đồng/USD và 23.520 đồng/USD. BIDV: 23.365 đồng/USD và 23.545 đồng/USD. ACB: 23.365 đồng/USD và 23.515 đồng/USD.
Phiên 15/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.227 đồng (tăng 4 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.650 đồng (không đổi).
Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ phổ biến ở mức 23.365 đồng (mua) và 23.545 đồng (bán).
Vietcombank, BIDV và Vietinbank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.365 đồng/USD và 23.545 đồng/USD. ACB: 23.400 đồng/USD và 23.550 đồng/USD.
Chỉ số ngoại tệ thị trường thế giới:
Đồng Đô la Mỹ tăng giá ở châu Á khi Fed công bố một chương trình cho vay khổng lồ mới qua đêm.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã cung cấp các khoản vay có tổng trị giá 9.000 tỷ USD cho các ngân hàng lớn và công ty ở Phố Wall. Số tiền khổng lồ này được giải ngân thông qua một chương trình cho vay đặc biệt do FED đưa ra hồi tháng 3/2008, khi ngân hàng Bear Stearns sụp đổ, để giữ cho thị trường trái phiếu hoạt động bình thường. Số tiền mà FED bơm cho các đại gia tài chính chưa từng được công bố trước đó. Tất cả các khoản vay được hỗ trợ bởi tài sản thế chấp và hoàn trả lại FED với lãi suất rất thấp từ 0,5 - 3,5%/năm. Tuy nhiên, quy mô các khoản cho vay khiến không ít người giật mình, ngay cả với những người luôn theo dõi sát sao các nỗ lực giải cứu của FED.
Ảnh minh họa: Internet
Nhưng đồng bạc xanh vẫn phải chịu áp lực khi dữ liệu doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp của Mỹ được công bố trong ngày. Các dữ liệu có thể cho thấy thiệt hại kinh tế liên quan đến tình trạng phong tỏa do đại dịch COVID-19 gây ra.
Tổng thống Donald Trump nói rằng ông nhắm đến việc khởi động lại hoạt động kinh tế Mỹ vào ngày 1 tháng 5 khi số người thiệt mạng hàng ngày giảm. Nhưng các nhà đầu tư đang tỏ ra thận trọng khi cố vấn bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Tổng thống, Anthony Fauci, cảnh báo rằng thời hạn ngày 1/5 là “lạc quan quá mức”.
USD hiện đứng ở mức:
1 Euro đổi 1.0909 USD
1 bảng Anh đổi 1.2528 USD
1 USD đổi 107.39 Yên
Chỉ số đô la Mỹ cao hơn trong đợt phục hồi điều chỉnh từ áp lực bán gần đây. Lợi tức trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ 10 năm đang giao dịch khoảng 0,73%.
Dù vậy, sự thất thường của các thị trường chứng khoán trên thế giới vẫn còn bởi dịch bệnh vẫn chưa thể lường hết và tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp và nền kinh tế các nước vẫn chưa thực sự rõ ràng.
Theo tạp chí The Economist, trong tháng qua, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã lần lượt tung ra hàng loạt gói cứu trợ doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử. Mặc dù mục tiêu giúp các công ty vượt qua những phong tỏa tạm thời là hợp lý, nhưng thật khó để đưa ra những nhận định tích cực trong dài hạn. Một dự báo của đại diện IMF cho rằng, COVID-19 có thể khiến nền kinh tế thế giới thiệt hại khoảng 9 ngàn tỷ USD trong vòng 2 năm.
Giá tiêu hôm nay 16/4/2020: Bất ngờ tăng 500 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam: Giá tiêu ngày 16/4 bất ngờ phục hồi tăng 500 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới tiếp tục ổn định.
Giá thép xây dựng hôm nay 16/4/2020: Giá thép không gỉ tăng cao nhất trong hơn 7 tuần: Giá thép ngày 16/4 tăng, giá thép không gỉ tăng phiên thứ bảy liên tiếp do nhu cầu phục hồi, trong khi nguồn cung nguyên liệu thô gián đoạn do các mỏ nickel tại Philippines đóng cửa.