Nhà báo Phạm Hoài Nam góp ý cho dự thảo Báo cáo chính trị ĐHĐB Đảng bộ TPHCM lần thứ XI

(VOH) - Nhà báo Phạm Hoài Nam – phóng viên Báo Sài Gòn Giải Phóng chia sẻ suy nghĩ trong quá trình tác nghiệp và có nhiều bài viết về công tác xây dựng Đảng.

Nghe nội dung góp ý

"Nhìn nhận trong quá trình thực hiện các nghị quyết của Đảng, về công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ qua, bản thân tôi thấy bước tiến mới, bước đổi mới trong thực hiện phương thức lãnh đạo của Đảng. Nhiều tổ chức cơ sở đảng đã gắn nhiệm vụ chính trị của mình sát với thực tế nhiệm vụ và gắn với đòi hỏi bức thiết của nhân dân, sát với thực tế của nhân dân. Nhiều nghị quyết, nhiều chương trình hành động đã xuất phát từ thực tế của từng địa phương, từng vùng, từng nơi, từng cơ quan đơn vị. Các nghị quyết đó được thể hiện rõ nhất trong các chính sách về quan tâm, chăm lo đời sống của nhân dân. Ví dụ như là làm một con đường, xây một ngôi trường, tạo một nét mới trong phát triển, ở một mục tiêu nào đó đều xuất phát từ nhu cầu thực tế người dân đòi hỏi. Phương thức lãnh đạo gần dân đã được thể hiện rất rõ.

Bước tiến mới nữa đó là chính sách phát triển, đằng sau chính sách phát triển có những vấn đề vướng mắc, nó phát sinh nhiều vấn đề trong thực tế mà khó giải quyết, dễ phát sinh khiếu nại, bức xúc trong nhân dân thì trong Nghị quyết lãnh đạo của Đảng, trong phương thức lãnh đạo của Đảng soi vào trong thực thi các chính sách phát triển này bằng các phương thức, các công cụ nào đó để gần dân, nắm bắt những sự phản ánh của người dân ngay khi bắt đầu chuẩn bị hình thành những chính sách phát triển, những dự án phát triển, gắn với từng địa phương, tôi thấy đã có bước tiến triển. Nhiều địa phương đã thấy được việc đó, khi muốn triển khai một lĩnh vực gì, một dự án nào mang đến sự phát triển cho địa phương, cho đơn vị mình thì đã phải đến tiếp cận với người dân, xem sự phản ánh của người dân có tính đồng lòng và đồng thuận hay không, trước khi thực hiện.

Nhiều dự án khi đã triển khai rồi mà có ý kiến gì đó từ người dân thì sẽ quay trở lại bước ban đầu. Ví dụ như một dự án ở quận 12, một trạm xử lí rác mặc dù đã có từ lâu trong quy hoạch, nhưng khi tiến hành thực hiện thì vướng một số bước ban đầu trong việc lên dự toán, đồ án thiết kế... thì đã lấy ý kiến của người dân, nhưng đến khi thực hiện thì có ý kiến của người dân phản ứng. Trong phương thức lãnh đạo của Đảng tại địa phương, từ cấp ủy của phường đó lại quay lại bước ban đầu xem người dân có đồng tình hay không, có sự tín nhiệm hay không. Sau đó, dự án đã dừng lại. Điều đó để thấy rằng, tất cả những nghị quyết, chủ trương nào của Đảng, Nhà nước mà gần với dân, nếu được triển khai bắt đầu từ ý kiến, nguyện vọng của người dân, được lắng nghe ý kiến phản hồi của người dân thì nghị quyết sẽ được thực hiện tốt hơn nữa...".

600

Nhà báo Phạm Hoài Nam của Đảng bộ Báo SGGP nhận huy hiệu 30 năm tuổi Đảng. Ảnh: SGGP

Bình luận