Vitamin E có tác dụng gì? Top thực phẩm giàu vitamin E nên biết

(VOH) – Nằm trong nhóm các vitamin thiết yếu mà cơ thể cần được cung ứng đầy đủ mỗi ngày nhưng có lẽ không phải ai cũng hiểu rõ vitamin E có tác dụng gì và cần bổ sung thế nào để an toàn.

Vitamin E dường như đã trở thành một trong những dưỡng chất rất quen thuộc, đặc biệt là với chị em phụ nữ. Tuy vậy để sử dụng đúng mục đích và đúng khoa học, hãy cùng tìm hiểu kĩ lưỡng hơn về đặc tính cũng như tác dụng của vitamin E ngay sau đây nhé.

1. Vitamin E là gì?

Vitamin E được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1922, thuộc nhóm vitamin tan trong dầu, trong chất béo hoặc cồn nhưng không tan trong nước. Vitamin E thực chất là tên gọi chung để chỉ gồm 8 hợp chất xuất phát từ dẫn xuất tocopherol và tocotrienol, trong đó alpha – tocopherol là hoạt chất mà cơ thể chúng ta có thể hấp thu tốt nhất.

vitamin-e-co-tac-dung-gi-top-thuc-pham-giau-vitamin-e-nen-biet-voh-0
Vitamin E thuộc nhóm vitamin tan trong dầu, cần được bổ sung từ nguồn bên ngoài vì cơ thể không thể tự sản xuất (Nguồn: Internet)

2. Vitamin E có tác dụng gì với sức khỏe?

Vitamin E đảm nhiệm khá nhiều vai trò quan trọng giúp “bộ máy” cơ thể vận hành trơn tru, khỏe mạnh. Dưới đây là những tác dụng của vitamin E với sức khỏe có thể sẽ khiến bạn “bất ngờ”:

2.1 Ngăn ngừa ung thư

Rất nhiều nghiên cứu dinh dưỡng đã chỉ rằng vitamin E có đặc tính hoạt động như một chất chống oxy hóa cực kì mạnh mẽ. Hoạt chất này khi vào cơ thể sẽ kích hoạt các “rào chắn” nhằm bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của gốc tự do, góp phần không nhỏ giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư nguy hiểm. (1)

Xem thêm: 12 thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp bạn 'hạ gục' các gốc tự do gây ung thư 

2.2 Tăng sức đề kháng

Giống như vitamin C, vitamin E cũng được đánh giá là thành tố quan trọng tham gia hình thành các tế bào thực bào trung tính, hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chính vì vậy, trong một số trường hợp được chỉ định, vitamin E có thể được bổ sung cùng vitamin C. (2)

2.3 Tác dụng của vitamin E tốt cho tim mạch

Một trong những tác dụng của vitamin E mà không thể quên nhắc tới đó chính là chống đông máu và cải thiện tắc nghẽn dòng luân chuyển máu tới tim. Từ đây sẽ giúp bảo vệ một trái tim khỏe mạnh, giảm thiểu tỉ lệ bị trụy tim hay đột quỵ. (3)

Xem thêm: Các loại thực phẩm tốt nhất để tăng lưu lượng và tuần hoàn máu, phòng ngừa các bệnh lý tim mạch

2.4 Tác dụng của vitamin E giúp cải thiện trí nhớ

Các chuyên gia sức khỏe nhận thấy rằng vitamin E có nhiệm vụ vô cùng quan trọng giúp nuôi dưỡng các tế bào thần kinh ở vùng hồi hải mã, nhằm duy trì chức năng của não bộ và tăng cường trí nhớ. Vì lẽ đó mà với người bệnh đang điều trị Alzheimer cũng thường được kê đơn dùng tăng cường vitamin E. (4)

vitamin-e-co-tac-dung-gi-top-thuc-pham-giau-vitamin-e-nen-biet-voh-1
Vitamin E có vai trò đặc biệt quan trọng với não bộ, nuôi dưỡng các tế bào thần kinh và hỗ trợ điều trị bệnh lý Alzheimer (Nguồn: Internet)

2.5 Phòng chống đục thủy tinh thể

Vitamin E là một dưỡng chất lành mạnh và rất cần thiết cho đôi mắt, thậm chí có khả năng làm chậm tiến trình thoái hóa điểm vàng cũng như đục thủy tinh thể ở nhóm người cao tuổi. (5)

Xem thêm: Sự thật về đục thủy tinh thể? Các dấu hiệu và cách điều trị bệnh tốt nhất

2.6 Vitamin E có tác dụng cân bằng nội tiết tố

Khi cơ thể được cung ứng đủ lượng vitamin E, tình trạng rối loạn nội tiết tố sẽ được kiểm soát khá hiệu quả, nhất là ở nữ giới. Theo đó, vitamin E có tác dụng kích thích sản sinh hormone estrogen, làm giảm hiện tượng bốc hỏa, mệt mỏi và đặc biệt là cơn đau bụng trong kì kinh nguyệt.

2.7 Bảo vệ móng tay và móng chân

Có thể bạn chưa biết, vitamin E cũng được xem như một thành tố gần như không thể “vắng mặt” hỗ trợ tạo chất sừng ở móng tay - móng chân, góp phần tái tạo móng và bảo vệ móng không bị gãy.

Xem thêm: Bí quyết dưỡng móng tay khỏe đẹp, trắng xinh tự nhiên để tạm biệt tình trạng khô yếu, dễ gãy

3. Vitamin E có tác dụng gì cho da và tóc?

Không chỉ đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời trong việc cải thiện sức khỏe tổng thể, vitamin E có tác dụng cực kì “hiệu nghiệm” với làn da và mái tóc.

Nhờ có tính chống oxy hóa mạnh, vitamin E “hiện diện” ở khá nhiều sản phẩm làm đẹp được chị em phụ nữ tin dùng bởi dưỡng chất này chính là thành phần dưỡng ẩm lớp biểu bì dưới da, làm chậm tiến trình lão hóa  da và "xóa mờ" dấu hiệu tuổi tác. 

vitamin-e-co-tac-dung-gi-top-thuc-pham-giau-vitamin-e-nen-biet-voh-2
Vitamin E là dưỡng chất không thể thiếu trong liệu trình làm đẹp của chị em phụ nữ, giúp dưỡng da và phục hồi tóc hư tổn, chẻ ngọn (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, nếu muốn nuôi dưỡng một mái tóc bóng mượt, không bị xơ rối hay gãy rụng, bạn cũng cần đảm bảo cơ thể luôn được đáp ứng đủ lượng vitamin E hàng ngày.

Xem thêm: Cách sử dụng viên nang vitamin E trong quy trình chăm sóc da

4. Nhu cầu vitamin E hàng ngày

Vitamin E là một dưỡng chất thiết yếu với tất cả chúng ta, dù ở độ tuổi hay giới tính nào. Tuy nhiên nhu cầu vitamin E hàng ngày ở mỗi đối tượng sẽ có sự khác biệt, vì thế hãy “nằm lòng” khuyến nghị về liều lượng vitamin E an toàn sau để bổ sung đúng lượng và phù hợp:

  • Trẻ 1- 3 tuổi: 6mg/ngày
  • Trẻ 4 – 8 tuổi: 7mg/ngày
  • Trẻ 9 – 13 tuổi: 11mg/ngày
  • Nữ giới trên 14 tuổi: 15 – 19mg/ngày
  • Nam giới trên 14 tuổi: 15mg/ngày

5. Thiếu vitamin E gây bệnh gì?

Thiếu hụt vitamin E có tỉ lệ xảy ra khá cao bởi phần lớn chúng ta thường ăn theo sở thích cá nhân thay vì chú trọng xây dựng một khẩu phần lành mạnh và cân bằng các chất dinh dưỡng. Tình trạng thiếu vitamin E sẽ để lại nhiều tác động tiêu cực tới hoạt động của cơ quan trong cơ thể, gây ra một số bệnh lý điển hình như:

  • Suy giảm thị lực, tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể
  • Cơ bắp suy yếu, giảm khả năng vận động
  • Rối loạn hormone sinh sản
  • Thiếu máu, choáng váng

Xem thêm: Thiếu vitamin E gây bệnh gì? Dấu hiệu và lưu ý cải thiện cần biết

6. Vitamin E có trong thực phẩm nào?

Chúng ta biết rằng cơ thể vốn không tự sản xuất vitamin E mà cần tiếp nạp từ bên ngoài thông qua chế độ ăn uống, song thật may rằng các nguồn cung cấp vitamin E khá đa dạng, lại rất dễ dàng tìm kiếm. Vitamin E có trong những nhóm thực phẩm rất điển hình và quen thuộc, kể đến như:

  • Các loại dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu đậu phộng, dầu ô liu,…
  • Trái cây nhiệt đới như xoài, đu đủ chín, kiwi
  • Rau xanh lá gồm cải bó xôi, bông cải xanh,…
vitamin-e-co-tac-dung-gi-top-thuc-pham-giau-vitamin-e-nen-biet-voh-3
Vitamin E có trong khá nhiều thực phẩm và bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm dễ dàng để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó có thể nói rằng phương pháp bổ sung vitamin E từ thực phẩm là an toàn và hiệu quả nhất nên thường được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích thực hiện. 

Xem thêm: 13 thực phẩm giàu vitamin E 'xếp đầu bảng', bạn nhất định nên bổ sung trong thực đơn

7. Hướng dẫn cách uống vitamin E an toàn

Cùng với việc duy trì bổ sung đều đặn thực phẩm giàu vitamin E trong thực đơn hàng ngày, có nhiều thắc mắc không biết có nên uống thuốc bổ sung vitamin E hay không. Thực tế thì cho tới nay yêu cầu uống vitamin E chỉ được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa với những trường hợp đặc biệt như:

  • Khả năng hấp thu chất béo kém, không thể chuyển hóa lượng vitamin E dự trữ tới các tế bào.
  • Thiếu hụt vitamin E trầm trọng.
  • Người trưởng thành ngoài 30 tuổi, cơ thể bắt đầu bước vào giai đoạn bị lão hóa.

Do đó nếu muốn uống thuốc bổ sung vitamin E, tốt nhất hãy tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bạn nhé.

Xem thêm: Hướng dẫn uống vitamin E đúng cách để tránh quá liều

8. Thừa vitamin E có sao không?

Tình trạng thừa vitamin E rất hiếm khi xảy ra nếu bạn chủ yếu tiếp nạp qua các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày nhưng nếu tự ý sử dụng thuốc bổ sung và không kiểm soát liều lượng (cao hơn 1000mg/ngày) thì nguy cơ này khá cao. Thừa vitamin E gây ra các biến chứng sức khỏe nguy hiểm mà bạn cần hết sức chú ý:

  • Rối loạn đông máu, xuất huyết nghiêm trọng
  • Nổi mụn sưng viêm, nhiễm trùng da
  • Tăng nguy cơ thiếu vitamin A, thiếu vitamin D và thiếu vitamin K.

Xem thêm: Thừa vitamin E gây bệnh gì và nên làm thế nào để cải thiện?

Như vậy, với những công dụng tuyệt vời này, bạn hãy cố gắng xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, đảm bảo bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu vitamin E một cách thường xuyên và hợp lý. Đồng thời đừng quên rằng khi sử dụng dạng thuốc cung cấp vitamin E bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng để tránh tình trạng dùng quá liều, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đấy nhé.