Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Những điều bạn phải biết về bệnh tự kỷ ở trẻ em và người lớn

(VOH) - Tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Những người làm cha mẹ khi chứng kiến bệnh tật của con đã không ít lần tự vấn mong tìm một lời giải đáp.

1. Bệnh tự kỷ là gì ?

Tự kỷ hay được gọi là rối loạn tự kỷ, là một dạng rối loạn phát triển, xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường là trước 3 tuổi.

Người mắc chứng tự kỷ không thích giao tiếp, khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn trong thể hiện ngôn ngữ - phi ngôn ngữ, và hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.

Những điều bạn phải biết về bệnh tự kỷ ở trẻ em và người lớn 1

Bệnh tự kỷ là căn bệnh khiến người mắc gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác. 

Tự kỷ bao gồm rất nhiều triệu chứng, hành vi và mức độ suy giảm, từ việc chỉ là một số khuyết tật gây ra những hạn chế trong cuộc sống hàng ngày cho đến các biểu hiện suy nhược nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế.

2. Đối tượng chính của tự kỷ là trẻ em

Đa số trường hợp mắc bệnh tự kỷ là trẻ em tuy vậy bệnh cũng tồn tại ở nhiều lứa tuổi khác nhau, thậm chí tồn tại suốt đời. Nhiều trẻ bị tự kỷ dẫu có thể được phát hiện và điều trị sớm nhưng khả năng được chữa dứt điểm không nhiều.

Nhiều trường hợp bệnh nhẹ không phát hiện và điều trị kịp thời nên đến độ tuổi trưởng thành, tác động của bệnh tự kỷ càng nghiêm trọng, không chỉ tác động đến khả năng học tập, lao động mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sống độc lập khi trưởng thành.

Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu chỉ ra, số lượng trẻ tự kỷ đến các bệnh viện chẩn đoán và điều trị ngày càng đông. Thậm chí, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ này hiện tăng vọt gấp 50 lần so với giai đoạn 2000-2007. Tại TPHCM, tỷ lệ này tăng đến 160 lần.

Trong số các trường hợp trẻ tự kỷ, chỉ có khoảng 20% ca có thể nói và học được (hội chứng Asperger) nhưng họ gặp khó khăn trong quan hệ xã hội, thường ít có bạn và không thích giao tiếp, kết bạn.

Còn lại 80% bệnh nhi này tiếp tục trưởng thành và trở thành người lớn mắc bệnh, kèm theo biểu hiện chậm phát triển tâm thần, động kinh, trầm cảm, rối loạn ám ảnh… nên thường sống thu mình và có nỗi sợ vô hình.

Đa số các ca bệnh tự kỷ thường là trẻ em nhưng khi không được điều trị dứt điểm sẽ tạo nên những người lớn mang bệnh tự kỷ.

Đa số các ca bệnh tự kỷ thường là trẻ em nhưng khi không được điều trị dứt điểm sẽ tạo nên những người lớn mang bệnh tự kỷ.

Người lớn bị bệnh tự kỷ thường khó nhận biết hơn nhiều so với trẻ em vì họ ít khi thể hiện hành vi hằng ngày và người mắc bệnh tự kỷ cũng ít khi tìm đến hỗ trợ y tế.

3. Tỷ lệ người mắc bệnh tự kỷ trong dân số

Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, hiện có 1% dân số thế giới (khoảng 70 triệu người) đang mắc bệnh tự kỷ. Đặc biệt, tỷ lệ này ở trẻ em ngày càng tăng bởi cứ 150 em nhỏ trên thế giới sẽ có 1 em mắc chứng bệnh này.

Theo các thống kê năm 2017, Việt Nam có hơn 200.000 người bị tự kỷ, con số này cũng chiếm 1% dân số nước ta.

4. Sự nguy hiểm của bệnh tự kỷ

Bệnh tự kỷ tuy không gây nguy hiểm trực tiếp với sức khỏe và tính mạng của người bệnh nhưng theo một số tài liệu cho thấy đa số người mắc bệnh tự kỷ có tuổi thọ khá thấp.

Nếu bị bệnh tự kỷ do áp lực hay sốc tâm lý trong thời gian ngắn thì có thể điều trị tại các trung tâm điều trị tâm lý và có thể nhanh chóng trở lại với xã hội trong vòng 3 tới 4 tháng. Nhưng vấn đề nghiêm trọng của nó là căn bệnh tự kỷ ở trẻ.

Trẻ tự kỷ thường kèm thêm các bệnh khác như chậm phát triển, không có khả năng nhận thức, không có thể nói hay nhận diện mọi vật xung quanh. Đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng vì hiện nay không có một chính sách hỗ trợ hay chữa trị nào cho bệnh tự kỷ, gia đình nào có người mắc bệnh tự kỷ điều phải tự mình, "tự lực cánh sinh" mà chiến đấu với nó.

5. Bệnh tự kỷ là một vấn đề cần sự quan tâm của cả xã hội

Vấn đề đáng lo ngại của nó là số lượng của trẻ mắc bệnh tự kỷ quá nhiều và không thể kiểm soát được. Đây là đối tượng mà tương lai sẽ là gánh nặng của xã hội khi mà khả năng tự nuôi sống bản thân không có và sẽ bị một lực lượng lao động khác nuôi trong thời gian dài làm cho nền kinh tế bị giảm sút nghiêm trọng.

Vì vậy đây cũng là một bệnh đáng lo ngại chỉ sau 10 tới 20 năm nữa, nếu không chú ý là tìm ra phương pháp thì bệnh tự kỷ sẽ trở thành một căn bệnh khó chữa trị và gây hậu quả nghiêm trọng tới gia đình và xã hội

Ở Việt Nam, trẻ em được quan tâm đánh giá về phát triển thể chất (cân nặng, chiều cao) lồng ghép vào chương trình tiêm chủng mở rộng tại các trạm y tế cơ sở nhưng thiếu hoàn toàn sự đánh giá về phát triển tâm thần vận động nhằm phát hiện sớm các rối loạn phát triển và thực hiện sàng lọc sớm rối loạn tự kỷ.

Những điều bạn phải biết về bệnh tự kỷ ở trẻ em và người lớn 3

Phát hiện sớm, can thiệp sớm và đúng phương pháp sẽ có thể điều trị được bệnh tự kỷ

Việc phát hiện các bất thường và đưa trẻ đến với nhà chuyên khoa phần lớn là do gia đình với hầu hết các dấu hiệu như chậm nói, thiếu tập trung, tăng động… mà không phải là phát hiện và hướng dẫn của các cán bộ y tế, kể cả bác sĩ chuyên khoa Nhi. Thậm chí đội ngũ bác sĩ đã nhiều lần khám và điều trị các bệnh lý thực thể cho trẻ cũng không phát hiện.

Điều này cho thấy, hầu hết cán bộ y tế tuyến cơ sở, bác sỹ chuyên khoa Nhi thiếu kiến thức về theo dõi phát triển và các bệnh lý phát triển, cũng như kiến thức về rối loạn tự kỷ.

>> Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh tự kỷ

Việc giúp bệnh nhân nhận ra bệnh của họ để họ dễ thích nghi với cuộc sống hơn đồng thời cải thiện mối quan hệ trong gia đình và nơi làm việc là vô cùng cần thiết.

6. Có thể chữa được bệnh tự kỷ

Thường bệnh tự kỷ ở trẻ có thể chữa trị được nếu điều trị đúng cách và phát hiện sớm nhưng lại rất tốn kém về thời gian và tiền bạc. Một số gia đình vì kinh tế khó khăn mà phải chấp nhận nhìn con bị tự kỷ mà bất lực không biết làm gì.

Những người mắc bệnh tự kỷ mà không thể chữa khỏi thì không có khả năng hòa nhập với xã hội, không tự nuôi sống bản thân khi lớn lên, trở thành gánh nặng cho xã hội.

Tự kỷ nguy hiểm ở chỗ nó diễn ra âm thầm trong thời gian dài mà nếu không phát hiện sớm sẽ dễ dẫn đến những hậu quả không thể khắc phục. Mời các bạn đọc tiếp chuyên đề Tự kỷ  do Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM thực hiện. 

Dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh tự kỷChuyên đề Bệnh tự kỷ - P2 : Dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh. Một số trưởng hợp trẻ bị tách khỏi hơi ấm của cha mẹ quá sớm cũng dẫn đến khả năng mắc bệnh tự kỷ sau này.
Bình luận