Tiêu điểm: Bệnh Sởi
Chờ...

Bị tay chân miệng kiêng gì? 3 sai lầm thường gặp khiến bệnh lâu khỏi

VOH - Kiêng tắm, kiêng gió là một trong những sai lầm mà cha mẹ hay gặp khi điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ.

Câu hỏi: Trẻ em bị tay chân miệng có cần kiêng nước hay kiêng gió không? Và để giúp trẻ nhanh khỏi, cần tránh những thức ăn như thế nào?

Bị tay chân miệng kiêng gì? 3 sai lầm thường gặp khiến bệnh lâu khỏi 1
Bác sĩ giải đáp thắc mắc về quan niệm kiêng tắm, kiêng gió khi trẻ bị tay chân miệng - Ảnh: Canva

Trả lời:

Những em bé bị tay chân miệng chúng ta cần phải vệ sinh sạch sẽ, phải tắm cho em bé để hạn chế bị nhiễm trùng những nốt bóng nước, nhiễm trùng da. Cho nên, không được kiêng nước và kiêng gió, phải để cho bé thoáng thì bé mới nhanh hết bệnh.

Về đồ ăn, cha mẹ có thể kiêng đồ nóng, đồ chua, đồ cay vì sẽ gây đau rát miệng cho em bé. Nên cho bé ăn những đồ mát, lạnh, lỏng và dễ tiêu để giúp dễ ăn từ đó giúp tăng cường sức đề kháng hơn.

Câu hỏi: Không phải bậc phụ huynh nào cũng có cách chăm sóc tốt và đúng cho trẻ bị tay chân miệng. Bác sĩ có thể chia sẻ những sai lầm mà các bậc phụ huynh thường mắc phải khi chăm sóc cho trẻ bị tay chân miệng là gì được không ạ?

Bị tay chân miệng kiêng gì? 3 sai lầm thường gặp khiến bệnh lâu khỏi 2
Khi trẻ mắc tay chân miệng, cha mẹ không nên chủ quan, cần tìm hiểu các thông tin, theo dõi và đưa bé đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường - Ảnh: Adobe Stock

Trả lời:

Chúng ta thường biết những sai lầm của phụ huynh khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng là: 

Thứ nhất, quấn bé, giữ ấm cho bé hoặc hạn chế cho bé ra ngoài. Càng quấn bé, càng giữ ấm cho bé thì sẽ bị tăng tiết mồ hôi và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bóng nước trên da. Cha mẹ cần phải để cho da của bé thông thoáng thì mới khỏe, mới tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh.

Sai lầm thứ hai mà cha mẹ thường mắc khi chăm bé đó là ép bé ăn. Bé bị tay chân miệng sẽ có xu hướng bỏ ăn hoặc rất biếng ăn vì họng bị đau kèm theo bị sốt, mệt. Do đó, phụ huynh không nên ép bé ăn mà nên chia nhỏ từng cữ ăn. Hoặc chúng ta có thể cho bé uống sữa, ăn những thức ăn mềm cho dễ tiêu, bé sẽ hợp tác ăn từ đó tăng cường sức đề kháng.

Thứ ba, cha mẹ thường chủ quan với bệnh tay chân miệng, nghĩ bệnh tay chân bị nhẹ nên có thể không đưa bé đi khám. Tuy nhiên, có thể có những biến chứng mà khi ở nhà phụ huynh không thể theo dõi được, rất nguy hiểm.

Bị tay chân miệng kiêng gì? 3 sai lầm thường gặp khiến bệnh lâu khỏi 1

Đừng quên theo dõi thêm các bài viết về bệnh tay chân miệng cũng như chuyên mục Khỏe của VOH để cập nhật các thông tin, kiến thức sức khỏe hữu ích.