1. Dư axit dạ dày nguy hiểm như thế nào?
Tình trạng dư axit trong dạ dày có nhiều dấu hiệu nhận biết nhưng phổ biến nhất là:
- Ợ chua, chua miệng, sôi bụng, đầy hơi, hôi miệng.
- Táo bón hay tiêu chảy, nước tiểu sẫm màu kéo dài.
- Mụn, nhọt, da khô.
- Người bệnh mệt mỏi, khó tập trung, căng thẳng thần kinh.
Có thể nói axit trong dạ dày là chất xúc tác không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa thức ăn như giúp trung hòa các muối khó tan, phân hủy thức ăn đưa vào cơ thể dễ dàng hấp thụ…Việc thừa hay thiếu axit dạ dày đều gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Dư axit dạ dày làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày (Nguồn: Internet)
Nếu dư axit dạ dày quá nhiều, chúng không được sử dụng thì lượng axit này sẽ phá hoại và ăn mòn các thành dạ dày hoặc thực quản khi bị trào ngược dạ dày, lâu dần sẽ gây viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày.
Ngoài ra, dư thừa axit có thể ăn mòn cơ thể, khiến cho cơ thể bạn mất đi sức đề kháng, từ đó dễ mắc những bệnh nghiêm trọng mãn tính như gút, ung thư, sỏi thận, loãng xương, béo phì,…
2. Nguyên nhân dư axit dạ dày
Bị dư axit dạ dày thường do các nguyên nhân phổ biến sau đây:
2.1 Sử dụng quá nhiều rượu bia
Rượu, bia làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày do ức chế sự tạo thành chất nhầy, đồng thời kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị. Nếu uống quá nhiều rượu bia, lượng axit trong dạ dày tăng cao làm tổn thương nặng tại ổ viêm, có nguy cơ gây loét, thủng dạ dày và lâu dài dẫn tới biến chứng nghiêm trọng là ung thư dạ dày.
2.2 Căng thẳng
Căng thẳng là nguyên nhân chính của nhiều loại bệnh trong cơ thể, trong đó có liên quan đến việc tăng tiết axit trong dạ dày.
2.3 Ăn uống thất thường
Ăn không đúng bữa và đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân gây tăng tiết axit dạ dày.
2.4 Thiếu ngủ
Ở một số người, thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc cũng làm tăng sản xuất axit trong dạ dày.
3. Cách giảm axit dạ dày
Nếu gặp phải tình trạng bị dư axit dạ dày thì bạn có thể chọn 1 trong các phương án sau đây để điều trị:
3.1 Sử dụng thuốc giảm tiết axit dạ dày
Sử dụng thuốc để trung hòa axit dạ dày là cách chữa dư axit dạ dày phổ biến hiện nay. Thuốc giảm tiết axit dạ dày phổ biến hiện nay là các thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng như cimetidin, rannitidin, omeprazol, lansoprazol...
Khi thuốc được đưa vào cơ thể, các hoạt chất trong thuốc sẽ tan ra ở cơ quan tiêu hóa để đi vào máu, vì vậy sẽ tác động nhất định lên cơ quan tiêu hóa. Do đó, bạn không được tùy tiện sử dụng thuốc giảm axit dạ dày mà cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra.
Nên uống thuốc giảm axit dạ dày theo chỉ định của bác sĩ (Nguồn: Internet)
3.2 Giảm axit dạ dày bằng thực phẩm
Thực tế, có nhiều thức ăn lành mạnh không kích thích sản xuất axit dạ dày, giúp giảm viêm trong thực quản và dạ dày, đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ các chức năng cơ thể khác nhau.
Những thực phẩm có thể kể đến như:
- Các loại rau xanh như rau chân vịt (cải bó xôi) hay cải xoăn bởi chúng chứa các chất chống oxy hóa và chất xơ thực vật.
- Atiso giúp hỗ trợ tiêu hóa.
- Ớt chuông chứa nhiều vitamin C.
- Ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, hạt kê, bột yến mạch và hạt lanh.
- Thịt nạc gia cầm như chim cút và thịt gà.
- Cá nhiều chất béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá mòi.
- Các loại hạt như hạnh nhân hoặc quả óc chó.
3.3 Thói quen sinh hoạt và ăn uống giúp giảm axit dạ dày
- Nên ăn tối đúng giờ, tốt nhất là ăn trước khi đi ngủ khoảng 3 – 4 tiếng. Không ăn quá no trước khi đi ngủ vì quá no sẽ gây áp lực cho dạ dày, khiến dạ dày của bạn làm việc mệt mỏi.
- Tránh xa các loại đồ uống có chứa chất kích thích, có ga như bia rượu, nước ngọt,…
- Từ bỏ thuốc lá để tránh bị tăng axit dạ dày.
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày và ăn uống điều độ.
- Tập thói quen ăn chậm nhai kỹ.
- Ngủ đủ giấc và tránh thức khuya.
- Tránh căng thẳng và biết giải tỏa áp lực từ cuộc sống.
Nhìn chung, axit dạ dày đến một mức độ nhất định là cần thiết để tiêu hóa thức ăn và cho phép cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Vì thế, bạn cần biết cách trung hòa axit dạ dày để bảo vệ dạ dày luôn được khỏe mạnh.